Một số ưu điểm và tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh XCBHT điều

Một phần của tài liệu Đánh giá tổn thương tim mạch trên người bệnh xơ cứng bì hệ thống (Trang 35 - 44)

XCBHT điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

3.3.1. Ưu điểm:

* Về phía Bệnh viện và công tác điều dưỡng:

Các khoa trong bệnh viện mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú.

Nhân viên y tế thường xuyên cập nhật kiến thức từ các khóa tập huấn ngắn hạn tại Bệnh viện, cũng như các Hội thảo trong và ngoài nước.

Người bệnh đến khám bệnh hoặc điều trị nội trú đều được làm các xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, điện tim để đánh giá toàn trạng NB.

Thực hiện việc giám sát quá trình điều trị và tái khám cho NB để phát hiện sớm tiến triển và biến chứng của bệnh; mỗi NB đều có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài, một sổ để NB tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến

khám bệnh, ra viện bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ, chỉ định vào bệnh án và sổ của NB.

Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại và phương tiện để đảm bảo tốt việc khám, điều trị cũng như đánh giá tiến triển của bệnh.

Bác sỹ, Điều dưỡng tận tình hướng dẫn người bệnh và người nhà trong suốt quá trình khám và điều trị.

Trong những năm qua Bệnh viện Bạch Mai luôn phấn đấu thực hiện tốt vấn đề nâng cao chất lượng bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y Tế, trong đó vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc đáp ứng sự hài lòng của người bệnh là một trong những vấn đề được Ban Giám đốc quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện, Phòng điều dưỡng Bệnh viện được thành lập năm 2012 được tách ra từ phòng Kế hoạch tổng hợp và hoạt động độc lập theo chức năng , nhiệm vụ của phòng, là đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động chăm sóc hướng tới người bệnh trong bệnh viện. Bên cạnh đó thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện được ban hành là một văn bản pháp lý phù hợp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều dưỡng.

Bệnh viện đã có qui định cụ thể về việc phân cấp chăm sóc - phục hồi chức năng cho người bệnh theo thông tư 07/2011/TT – BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

- Bệnh viện đã có tài liệu hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị tại bệnh viện nói chung và người bệnh XCBHT nói riêng. Đây là tài liệu tin cậy cho điều dưỡng trong bệnh viện, giúp điều dưỡng thuận lợi trong việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám và điều trị.

Đa số điều dưỡng trong Bệnh viện có tuổi đời trẻ nên có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác Chi hội điều dưỡng bệnh viện trực thuộc Hội điều dưỡng Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, cũng như cơ hội được tiếp cận các buổi tập huấn cập nhật kiến thức mới , phù hợp về công tác điều dưỡng.

* Về phía điều dưỡng:

- Các quy trình chăm sóc người bệnh được thực hiện đúng

- Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc, việc theo dõi dùng thuốc được thực hiện thường xuyên, liên tục

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh được thực hiện thường xuyên * Về phía người bệnh và gia đình người bệnh

Người bệnh khám bệnh theo đúng lịch hẹn, uống thuốc đầy đủ theo đơn, ăn theo chế độ ăn bệnh lý đã được cán bộ y tế hướng dẫn

- Người bệnh đến khám và điều trị nội trú đa số đều có bảo hiểm y tế . - Qua tư vấn, GDSK người bệnh và gia đình người bệnh phần nào ý thức được việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, ăn uống, tập luyện khoa học hợp lý phù hợp tình trạng sức khỏe nên phối hợp tốt với nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện .

3.3.2. Nhược điểm: * Về phía Bệnh viện:

- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn mất nhiều thời gian.

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người bệnh.

- Thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh, nên việc giao tiếp của điều dưỡng với ngời bệnh và việc tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế, vấn đề hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh của điều dưỡng còn chưa hiệu quả.

- Mẫu phiếu chăm sóc sử dụng tại bệnh viện theo Quyết định số 4069/2001/QĐ – BYT ngày 28/9/2011 của Bộ Y tế. Do đó, điều dưỡng còn hạn chế trong vấn đề thực hiện qui trình điều dưỡng: Quy trình điều dưỡng thực hiện tại bệnh viện là quy trình điều dưỡng 2 bước. Vì vậy, người bệnh không được lập kế hoạch chăm sóc và hạn chế trong việc đánh giá lại kết quả chăm sóc đối với người bệnh của điều dưỡng.

- Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý tại khoa về việc thực hiện các qui trình, qui định trong công tác điều dưỡng còn chưa được chú trọng.

- Bệnh viện chưa cung ứng đủ máy tập thở và một số máy móc, trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.

* Về phía điều dưỡng

- Việc nhận định chính xác và lập kế hoạch chăm sóc hợp lý cho từng người bệnh chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

- Công tác theo dõi người bệnh đặc biệt là những tổn thương tim mạch trên người bệnh xơ cứng bì như tăng huyết áp...chưa thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Việc bình kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ cứng bì cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn liên quan tới công tác chăm sóc người bệnh xơ cứng bì và ảnh hưởng của tim mạch trên người bệnh xơ cứng bì chưa được thực hiên thường xuyên liên tục

* Về phía người bệnh:

Nhiều người bệnh chưa có kiến thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh xơ gan, nên còn chủ quan.

Do độ tuổi, trình độ hộ vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: * Về phía Bệnh viện:

- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn dài, chưa thuận tiện. Các phòng thực hiện xét nghiệm, X – quang, cận lâm sàng chưa liên hoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

- Thủ tục hành chính còn rườm ra, gây khó khăn cho người bệnh:

Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.

- Số lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đông, Trong khi đội ngũ nhân viên còn thiếu về số lượng, đặc biệt là điều dưỡng. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.

* Về phía điều dưỡng:

- Điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc tim mạch. Do đó, việc thực hành đúng qui trình, qui định trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh XCBHT là điều không thể tránh khỏi.

* Về phía người bệnh

- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc ăn uống, tập luyện,:

+ Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, chưa biết cách phòng bệnh. + Chế độ dinh dưỡng, tập luyện chưa phù hợp.

KẾT LUẬN

1. Mô tả một số tổn thương tim mạch và ảnh hưởng của tổn thương tim mạch trên người bệnh XCBHT tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021.

- Có 6,6% số người bệnh trong nghiên cứu có yếu tố nguy cơ là gia đình có người mắc bệnh tự miễn, 16.1% có tiếp xúc với hóa chất, 5.7% hút thuốc lá, thuốc lào .

- Có 61,3% người bệnh biểu hiện đau ngực, 29,2% người bệnh đánh trống ngực và 3,8% người bệnh có biểu hiện ngất.

- Người bệnh suy tim độ II chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,6%, tiếp đến là người bệnh suy tim độ I chiếm tỷ lệ 14,2%.

- C33,9% số người bệnh biểu hiện mạch nhanh

- Người bệnh có huyết áp tâm thu và tâm trương tăng lần lượt chiếm 18,9% và 23.5%.

2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tổn thương tim mạch trên người bệnh XCBHT tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021.

* Đề xuất đối với Bệnh viện

- Xây dựng các quy trình chăm sóc người bệnh XCBHT để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa triển khai thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra giám sát định kỳ các công tác chăm sóc người bệnh XCBHT.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.

- Cử điều dưỡng đi học các lớp chuyên sâu về chăm sóc người bệnh tim mạch. Tổ chức học tập chuyên đề, hướng dẫn thực hành trên mô hình…

- Cải tiến biểu mẫu phiếu chăm sóc giúp điều dưỡng giảm bớt thời gian ghi chép và thực hiện tốt qui đình điều dưỡng 5 bước.

- Thực hiện qui định điều dưỡng ghi chép tại phòng bệnh, đảm bảo tần suất đi buồng, tăng cường thời gian điều dưỡng có mặt tại bệnh phòng.

- Tài liệu truyền thông về cách phòng, điều trị và phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương tim mạch được phổ biến rộng rãi, treo nơi phù hợp, thuận tiện cho việc tham khảo của người bệnh.

- Đảm bảo nhân lực: Bổ sung thêm điều dưỡng để nhân viên tổ tư vấn, chăm sóc khách hàng có thời gian cho việc tư vấn cho người bệnh. Điều dưỡng chăm sóc có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn.

- Thành lập tổ kiểm tra qui chế chuyên môn trong bệnh viện, thực hiện kiểm tra 01 tuần/lần/khoa.

* Đề xuất đối với điều dưỡng

- Cần nhận định và đánh giá người bệnh đầy đủ, từ đó lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với mỗi người bệnh xơ cứng bì

- Theo dõi, phát hiện sớm các tổn thương tim mạch (đếm mạch, đo huyết áp, theo dõi dấu hiệu đau ngực, đánh trống ngực), tổn thương đầu chi để có biện pháp chăm sóc phù hợp, hạn chế biến chứng

- Trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người bệnh xơ cứng bì để người bệnh hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với hóa chất, thuốc lá, … cũng như biết các biện pháp tự chăm sóc.

* Đề xuất đối với người bệnh và gia đình người bệnh

- Chủ động tìm hiểu những kiến thức về tự chăm sóc người bệnh qua cán bộ y tế, các phương tiện truyền thông như vô tuyến, sách, internet…để từ đó có kiến thức và thực hành đúng, đề phòng các biến chứng

- Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh tham gia các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe về bệnh XCBHT, nhận thức tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc.

- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế. - Thực hiện sử dụng thực phẩm an toàn, vệ sinh.

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tái phát theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thúy Hạnh (2011). Xơ cứng bì hệ thống tiến triển. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học 2011, 765-768.

2. Trầ n Thúy Hạnh (1995), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và miễn dịch ở người bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến triển, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội

3. Đồng Thị Hằng (2019). Hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với người bệnh xơ cứng bì hệ thống tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long.

4. Lưu Phương Lan (2016). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên người bệnh xơ cứng bì hệ thống. Luận án tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.

5. Phạm Bích Ngọc, Lê Hữu Doanh (2016). Đặc điểm người bệnh xơ cứng bì khu trú tại Bệnh viện Da liễu trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam tháng 5, số 1, 17-20.

6. Nguyễn Hữu Trường (2013). Xơ cứng bì hệ thống. Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng Cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 230 - 239.

7. Arefiev K, Fiorentino D.F, Chung L (2011). Endothelin Receptor Antagonists for the Treatment of Raynaud’s Phenomenon and Digital Ulcers in Systemic Sclerosis. International Journal of Rheumatology, 10, 1155-1162. 38

8. Bellando-Randone S, Guiducci S, Matucci-Cerinic M (2010). Patient Subgroups and Potential Risk Factors in Systemic Sclerosis: Is There a Possibility of an Early Diagnosis? Int J Clin Rheumatol, 5(5), 555-564.

9. Denton C.P (2015). Pathogenesis of systemic sclerosis (scleroderma). Literature review current through: May 2015. | This topic last updated: May 21, 2015.

10. Hinchcliff M, Varga J (2008). Systemic Sclerosis/Scleroderma: A Treatable Multisystem Disease. Am Fam Physician, 78(8), 961-968.

11. Harrison E, Herrick A.L, McLaughlin J.T (2012). Malnutrition in systemic sclerosis. Rheumatology, 51, 1747_1756.

Haustein U.F (2011). Systemic Sclerosis. Lab Med, 42(9), 562-572

12. Karassa F.B, Ioannidis J.P.A (2008). Mortality in systemic sclerosis. Clin Exp Rheumatol, 26 (51), 85-93.

13. Karabay C.Y, Karaahmet T, Tigen K (2011). Cardiovascular involvement in patients with systemic sclerosis: insights from electromechanical

characteristics of the heart. Anadolu Kardiyol Derg, 11, 643-7.

14. Viswanath V, Phiske M.M, Gopalani V.V (2013). Systemic Sclerosis: Current Concepts in Pathogenesis and Therapeutic Aspects of Dermatological Manifestations. Indian J Dermatol, 58(4), 255–268.

14. Varga J, Steen V (2015). Pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis (scleroderma): Definition, classification, risk factors, screening, and prognosis. Literature review current through: May 2015. This topic last updated: Jan 07, 2015.

15. Varga J (2015). Renal disease in systemic sclerosis (scleroderma), including scleroderma renal crisis. Literature review current through: May 2015. This topic last updated: May 14, 2014.

16. Viswanath V, Phiske M.M, Gopalani V.V (2013). Systemic Sclerosis: Current Concepts in Pathogenesis and Therapeutic Aspects of Dermatological Manifestations. Indian J Dermatol, 58(4), 255–268.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổn thương tim mạch trên người bệnh xơ cứng bì hệ thống (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)