- HS tiến hành các hoạtđộng họctập như: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng sáng tạo KT đã biết vào các tình huống
Giáo dục STEM – Cách tiếp cận
• Là một TƯ TƯỞNG (chiến lược, tiếp cận) giáo dục, bên cạnh định hướng giáo dục toàn diện, THÚC ĐẨY giáo dục 4 lĩnh vực: Toán học, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ với mục tiêu “định hướng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực STEM, nhờ đó, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”;
Một thống kê ở Mỹ cho thấy từ năm 2004 đến 2014 các việc làm liên quan đến KH và KT tăng 26%, gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác. Trong khi đó việc làm lĩnh vực STEM có tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành khác tính từ năm 1950 đến 2007.
Giáo dục STEM – Cách tiếp cận
• Là phương pháp TIẾP CẬN LIÊN MÔN (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán) trong dạy học với mục tiêu: (1) nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM; (2)
vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; (3) kết nối trường học và cộng đồng; (4) định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập; (5) hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học.
1. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM:
- Đây là hình thức tổ chức GD STEM chủ yếu trong nhà trường.
- Các bài học, HĐGD STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học lĩnh vực STEM theo tiếp cận liên môn.
- Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát CT của các môn học/HĐGD thành phần.
- Hình thức giáo dục STEM này phù hợp với tất cả các trường PTkhông làm phát sinh thêm thời gian học tập, gây quá tải.