Nam châm siêu dẫn trong lò phản ứng nhiệt hạch

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hiện tượng siêu dẫn và những ứng dụng trong khoa học – đời sống” ppt (Trang 52 - 53)

V. Các ứng dụng của vật liệu siêu dẫn

V.5.Nam châm siêu dẫn trong lò phản ứng nhiệt hạch

Pháp và Nhật Bản đang cạnh tranh quyết liệt để được lựa chọn là nơi xây

dựng lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế (ITER) trị giá 5 tỷ USD. Nó có thể

là thí nghiệm lớn cuối cùng trước khi một nhà máy điện nhiệt hạch chính thức được

xây dựng trên thế giới.

ITER là dự án hợp tác giữa Liên minh châuÂu,

Nhật Bản, Nga, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ.

Các nước này sẽ bỏ phiếu lựa chọn vào tháng tới. Mục

đích của lò phản ứng ITER là tái tạo trên trái đất tiến

trình cung cấp năng lượng cho mặt trời và những vì sao khác: phản ứng nhiệt hạch. Nó sẽ nung nóng hỗn hợp

gồm deuterium và tritium - hai đồng vị của hydrogen -

tới 200 triệu độ C. Các nam châm siêu dẫn sẽ giữ plasma ở giữa không trung trong

lò phản ứng tokamak hình bánh rán.

ITER sẽ là lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên tạo nhiệt. Nhiệt đó có thể sánh

với nhiệt được tạo ra từ các nhà máy điện thông thường. Deuterium và tritium là nhiên liệu rẻ tiền và dồi dào. Deuterium được tách từ nước biển trong khi tritium được sản xuất từ nguyên tố phổ biến - lithium. Khi được nung nóng, hai nhiên liệu

này sẽ hợp nhất với nhau để tạo helium và các neutron tốc độ cao. Nhiệt do neutron

tạo ra sẽ được sử dụng để vận hành turbine.

Hình 5.8 Mô hình ITER.

Phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng của các ngôi sao giống như mặt

trời. Mặt trời có một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân ở lõi. Áp lực lớn và nhiệt độ 16

triệu độ C buộc hạt nhân nguyên tử hoá hợp và giải phóng năng lượng. Ước tính có

4 tỷ tấn vật chất được biến thành ánh sáng mặt trời mỗi giây.

Nếu Pháp giành thắng lợi, ITER sẽ được xây dựng tại Cadarache. Trong trường hợp ngược lại, ITER sẽ nằm tại Rokkasho, Nhật Bản. Lò phản ứng nhiệt

hạch là bước tiến quan trọng trong việc phát triển năng lượng hạt nhân. Nó không

có khả năng gây ô nhiễm như lò phản ứng hạt nhân sử dụng plutonium và uranium hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hiện tượng siêu dẫn và những ứng dụng trong khoa học – đời sống” ppt (Trang 52 - 53)