2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng của huyện
2.1. Điều kiện tự nhiên xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, cách trung tâm tỉnh Lai châu hơn 180km về phía Tây Bắc (theo đường bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D), có giới hạn địa lý từ 19054’ đến 22047’ Vĩ độ Bắc và 102009’ đến 103006’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
Vị trí tiếp giáp - Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
17
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934,16 ha, chiếm 29,6% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích.
Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và
13 xã (Bum Nưa, Pa Ủ, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Tà Tổng, Tà Tổng, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Pa Vệ Sủ). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Mường Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây Bắc theo đường bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa Tần - Mường Tè.
Huyện Mường Tè có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 130,292 km đi qua 6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Pa Vệ Sủ, Pa Vệ Sủ) nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về An ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu a) Tăng trưởng kinh tế
Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh và khu vực Tây Bắc, kinh tế của huyện Mường Tè có những bước phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện hàng năm luôn đạt mức khá.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế huyện Mường Tè nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt, tốc độ phát triển kinh tế tăng qua các năm, cơ cấu chuyển dịch tăng theo hướng tích cực, thu nhập bình quân trên người tăng. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm.
c). Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt: Nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của huyện Mường Tè,huyện luôn chú trọng việc phát triển nông nghiệp theo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác, thiếu nước, cơ cấu giống đưa vào sản xuất chủ yếu vẫn là giống địa phương, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế,v.v, dẫn đến năng suất còn thấp, không ổn định.
+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm v.v, nhằm cung cấp nhu cầu thực phẩm chủ yếu cho thị trường tiêu thụ trong huyện. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu vẫn theo hướng chăn nuôi hộ gia đình, tập quán chăn thả tự nhiên còn phổ biến.
- Lâm nghiệp
Nhiệm vụ trồng, quản lý bảo vệ rừng luôn được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, làm cho người dân thực sự gắn bó với rừng, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
- Thuỷ sản
Mường Tè là huyện có nguồn nước dồi dào, nhưng do điều kiện địa hình chia cắt, độ dốc lớn, việc đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do đó việc phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện còn nhiều hạn chế, năng suất và sản lượng ngành thủy sản không cao.
* Khu vực kinh tế công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây
19
dựng, chế biến nông - lâm sản, các ngành khác như cơ khí, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ.
* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thương mại -dịch vụ
- du lịch của huyện Mường Tè đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, thị trường sôi động, sự lưu thông hàng hoá theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao.
Dịch vụ vận tải tư nhân phát triển đã đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các xã, bản xa cơ quan thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ vậy, nhân dân các vùng trong huyện đã có điều kiện trao đổi các sản phẩm sản xuất được và học tập các kinh nghiệm sản xuất thực tế giữa các vùng.
d) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số
Tính đến tháng 12 năm 2020, huyện Mường Tè có dân số khoảng 43.576 nghìn người; gồm 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh 3026 người (6.944%); dân tộc Thái 10126 người (23.24%); dân tộc Mông 6406 người (14.7%); dân tộc Dao 283 người (0.649%); dân tộc Giáy 920 người chiếm (2.111%); dân tộc La Hủ 11.161 người (25,61%); Hà Nhì 8724 người (20,02%); dân tộc Mảng 1.172 người (2,69%); dân tộc Cống 935 người (2,146%); dân tộc Si La 582 người (1,38%); dân tộc Hoa 12 người (0.028%); dân tộc Cao Lan 6 người (0,014%); Dân tộc Mường 152 người (0,349%); dân tộc Tày 57 người (0.131%); dân tộc Nùng 11 người (0.025%); dân tộc Sán Dìu 3 người (0.007%). Phần lớn các dân tộc thiểu số trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, đời sống còn khó khăn.
Nhìn chung, lao động vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc làm chính của người lao động là làm ruộng, nương, khai thác thủ công sản phẩm từ rừng và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...). Trình độ lao động còn nhiều hạn chế. Đối với lao động nông, lâm nghiệp, khối lượng công việc phụ thuộc vào mùa vụ, hiệu quả lao động chưa cao.