Tổng quan các vấn đề từ lý luận, thực tiễn và nghiên cứu liên quan đến phòng cháy rừng ngoài nước và trong nước cho thấy:
- Trên thế giới nghiên cứu về PCCCR được bắt đầu từ thế kỷ XX. Các kết quả nghiên cứu về bản chất của cháy rừng cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại
rừng và hoạt động kinh tế - xã hội của con người và cũng khẳng định rằng, chưa có một yếu tố nào khác ngoài ba yếu tố trên. Về các kết quả nghiên cứu về DBNCCR đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điều kiện thời tiết với độ ẩm vật liệu cháy có khả năng xuất hiện cháy rừng. Hầu hết các phương pháp DBNCCR đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của các yếu tố khí tượng. Đến nay, vẫn chưa có phương pháp dự báo chung cho cả thế giới. Đối với các công trình PCR hiện nay, vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình PCR. Các biện pháp KTLSPCR trong thời gian qua, cũng chủ yếu làm giảm nguồn vật liệu cháy bằng các biện pháp trồng rừng hỗn giao và làm giảm nguồn vật liệu cháy bằng đốt trước.
- Trong nước nghiên cứu về PCR bắt đầu từ năm 1981, có nhiều phương pháp DBNCCR khác nhau, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của các trạng thái rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan ảnh hưởng tới cháy rừng ở địa phương. Đối với các công trình PCR hiện nay, còn rất ít nghiên cứu về hiệu lực các công trình cũng như phương pháp PCR. Song các công trình này, được xây dựng dựa vào tài liệu nước ngoài là chính. Đối với các biện pháp KTLSPCR có nhiều mô hình trồng rừng hỗn giao giữa các loài cây trồng và có thể xem ba công trình thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy rừng là tiêu biểu nhất. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa định lượng được hiệu quả cũng như xác định được ảnh hưởng của đốt trước vật liệu cháy đến hoàn cảnh sinh thái và năng suất rừng, tính thuyết phục của biện pháp đốt trước vật liệu cháy rừng chưa cao.
Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về PCCCR ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của huyện người ta chưa bố trí được hợp lý các công trình PCCCR, hoặc tăng cường được những trang bị cần thiết và tổ chức được lực lượng PCCCR hợp lý ở các khu vực khác nhau trong địa bàn huyện,.... Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các hoạt động PCCCR của địa phương. Vì
27
vậy, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng ở địa phương và hoàn thiện giải pháp KTLSPCR là hết sức cần thiết.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM VÀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang được áp dụng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
-Tại các xã ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -2020.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.
2.3. Địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
2.4.1. Thực trạng cháy rừng từ năm 2016 -2020 (số vụ cháy rừng; loại rừng bị cháy; mức độ thiệt hại; nguyên nhân)
2.4.2. Tìm hiểu các yếu tổ ảnh hưởng đến cháy rừng
+ Các nhân tố tự nhiên:
- Địa hình, đất đai, độ dốc…
- Đặc điểm điều kiện khí tượng
- Mùa cháy rừng
- Đặc điểm của vật liệu cháy: Độ dày vật liệu cháy của tầng thảm khô, độ ẩm của vật liệu cháy…
+ Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng
- Điều kiện kinh tế, đời sống người dân, trình độ dân trí của vùng nghiên cứu
29
- Các tác động của người dân đến rừng (Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ củi, săn bắt động vật rừng, bắt ong, dung lửa trái phép trong rừng…) có thể dẫn đến cháy rừng.
2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy rừng
- Tuyên truyền giáo dục;
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh;
- Lực lượng PCCCR
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCCCR
- Công tác phòng cháy rừng
- Số vụ cháy (Nguyên nhân gây cháy, loại rừng bị cháy, diện tích cháy, thiệt hại, hình thức xử lý….)
- Công tác chữa cháy rừng
- Công tác dự báo cháy rừng…
2.4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng
2.4.4.1 Giải pháp về thể chế - chính sách 2.4.4.2 Giải pháp về kỹ thuật
- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy
- Quản lý vật liệu cháy
- Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng
- Phục hồi rừng sau cháy
- Trồng rừng hỗn giao 2.4.6.3 Giải pháp kinh tế xã hội
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài:
Đối với hoạt động phòng cháy rừng, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân và là trách nhiệm của toàn dân; chính vì vậy mà quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài phải có sự tham gia và tính kế thừa, chọn lọc.
Đề tài xuất phát từ việc thống kê các kết quả điều tra về nguyên nhân của các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Mường Tè từ năm 2016 đến nay; trên cơ sở các nguyên nhân gây cháy rừng ta tiến hành điều tra, đánh giá các yếu tố chi phối đặc thù đến việc xuất hiện các nguyên nhân gây cháy rừng như: Thực trạng tài nguyên rừng, ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thể chế, chính sách, tài chính hiện hành, các phương pháp phòng cháy đang được áp dụng và diễn biến tình hình cháy rừng qua các năm từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân của các vụ cháy rừng đối với các yếu tố điều tra để thấy rõ được những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng có hiệu quả tại huyện Mường Tè.
Điều tra thực trạng tài nguyên
rừng
Phòng chữa cháy rừng
Khảo sát, điều tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến PCR Các biện pháp phòng cháy rừng đang được áp dụng
Xác định các vấn đề liên quan đến cháy rừng
Đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng
31
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.5.2.1. Phương pháp thừa kế số liệu
Đề tài kế thừa các thông tin và số liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu: Các số liệu liên quan về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, mưa, nhiệt độ, gió,... Dân số, dân tộc, thu nhập của người dân, tình hình khai thác sử dụng lâm sản, săn bắn động vật rừng để từ đó phân tích những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
- Báo cáo đánh giá về hiện trạng diện tích, chất lượng rừng khu vực nghiên cứu. Căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Tè để thu thập các thông tin về đánh giá hiện trạng về tài nguyên rừng: tập trung vào phân tích các trạng thái rừng, trữ lượng, mức độ dễ cháy của các loại rừng; khối lượng vật liệu cháy trên địa bàn.
- Thu thập số liệu các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác PCCCR trên địa bàn huyện Mường Tè do Chi cục Kiểm lâm Lai Châu, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Tè cung cấp. Các số liệu về cơ cấu tổ chức của huyện, nhân lực, các trạm bảo vệ rừng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, con người; sự phối hợp PCCCR như thế nào; hiệu quả PCCCR (số vụ cháy, thiệt hại), vai trò của các bên có liên quan,...Từ đó đánh giá thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn.
- Thông tin về tình hình cháy rừng ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua số liệu thống kê hàng năm của Chi cục Kiểm lâm Lai Châu, hạt Kiểm lâm huyện Mường Tè, từ năm 2016 đến nay. Căn cứ số liệu về số vụ cháy rừng trên địa bàn, phân tích nguyên nhân gây cháy, diện tích, loại rừng xảy ra cháy, công tác chỉ huy chữa cháy, huy động lực lượng, phương tiện tham gia và công tác hậu cần cho chữa cháy để từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học trong
phòng và chữa cháy rừng. Đặc biệt là thông qua các vụ cháy lớn đề tài tập chung phân tích về đặc điểm loại rừng, cách thức tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, công tác chỉ huy chữa cháy và đảm bảo hậu cần cho công tác chữa cháy để từ đó đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong phòng và chữa cháy rừng của địa phương.
2.5.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trước.
Cán bộ phỏng vấn 10- 15 người là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng. Người dân tiến hành phỏng vấn 50 - 60 người, họ là những người dân có tham gia và hiểu biết về PCCCR, nhưng người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc.
2.5.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng
Cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập bằng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D13; Dt
Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiễu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy, lúc không nhìn thấy mép tán thì ghi 0,5.
Công thức xác định độ tàn che:
ĐTC =
Kết quả tra ghi vào mẫu bảng 01. ÔTC: Độ cao: Độ dốc: Địa điểm: TT Loài cây ĐT Ghi chú
+ Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh.
- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổ ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2.
- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến dm.
- Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi thiêu hệ thống điểm: Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu bảng 02.
Mẫu bảng 02. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BỤI Số ÔTC: Độ cao: Độ dốc: Địa điểm: STT
ODB Loại cây chủ yếu
Chiều cao trung bình (m)
Độ che phủ
(%) Sinh trưởng
+ Điều tra cây tái sinh được điều tra trên 5 ô dạng bản.
- Chiều cao cây tái sinh xác định bằng sào có độ chính xác đến dm.
- Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào bảng 03.
Mẫu bảng 03. ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số ÔTC: Độ cao: Độ dốc: Địa điểm:
TT
ÔDB Loài cây
Phân cấp chiều cao <0,5m
+ Điều tra đặc điểm vật liệu cháy, ẩm độ của vật liệu cháy.
Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1m2 phân bổ
ở góc và giữa các ô dạng bản 25m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu bảng sau:
35 Mẫu bảng 04. ĐIỀU TRA VẬT LIỆU CHÁY Số ÔTC: Độ cao: Độ dốc: Địa điểm: TT ODB Thảm tươi Dễ cháy Ghi chú
Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đốt thử ngẫu nhiên 3 ô mẫu, diện tích đốt thử là 9m2 (3m x 3m), trước khi đốt cần chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu, đảm bảo an toàn chánh để cháy lan. Xác định thời gian ngọn lửa cháy hết, chiều cao ngọn lửa và chiều cao ảnh hưởng của ngọn lửa.
Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 Ô tiêu chuẩn. Đối với rừng trồng trên địa bàn huyện, điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Mỡ và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC.
Điều tra ẩm độ của vật liệu cháy: Đối với rừng tự nhiên, diện tích OTC là 1000 m2 (25mx40m), đối với rừng trồng là 500 m2 (20mx25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô (phụ lục 4). Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân. Đối với thảm
khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.
Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01k kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi.
Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 Ô tiêu chuẩn. Đối với rừng trồng trên địa bàn huyện, điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Mỡ và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC
2.5.2.4. Tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu a. Tính chỉ số quan trọng (IV %)
Chỉ số quan trọng của loài (IV: Important Value) được tính theo phương pháp của Daniel Marmillod thông qua 2 chỉ tiêu: tỷ lệ phần trăm về mật độ (N %) và tỷ lệ phần trăm về tiết diện ngang (G%) của loài nào đó theo công thức sau:
IV%=
Trong đó: N % là tỷ lệ % số cây của loài so với tổng số cây/ha
G % là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài so với tổng tiết diện ngang/ha IV % là chỉ số quan trọng của loài/ha
Nếu IV % > 5 %, loài đó có ý nghĩa về mặt sinh thái được tham gia vào công thức tổ thành.