Quan điểm của quốc tế

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc hiện nay (Trang 27 - 32)

II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

2.2.2. Quan điểm của quốc tế

Với góc nhìn của Liên hợp quốc về vấn đề biển đảo. Nhất là khi Việt Nam đóng vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Nhiệm kỳ 2020-2021) và cả khu vực ASEAN.

Với chủ đề: “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”1 do thủ

tướng Ấn Độ chủ trì. Đây là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc họp chính thức riêng về chủ đề an ninh biển. Trong phiên thảo luận, lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều bày tỏ quan ngại về những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh, an toàn biển như khủng bố, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, buôn bán ma túy, vũ khí trên biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển và tác động tiêu cực đến thương mại, kinh tế quốc tế; cho rằng cần tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với các thách thức trên, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, phát huy các sáng kiến khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường an ninh biển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh biển và đại dương là nguồn tài nguyên to lớn của nhân loại, là huyết mạch của giao thương quốc tế, cửa ngõ kết nối các quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc; khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là Hiến pháp về biển và đại dương có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, và là cơ sở hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung. Đại diện của Việt Nam cho rằng những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên biển, thậm chí đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, làm ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, giao thương cũng như những nỗ lực chung xử lý các thách thức an ninh biển. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển:

1 nhandan.vn, (2021), Đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về an ninh biển, Truy cập từ:

Thứ nhất, cần có nhận thức toàn diện và đầy đủ về tầm quan trọng của biển và những nguy cơ đe dọa an ninh biển, đề cao trách nhiệm và quyết tâm chính trị, củng cố lòng tin, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, khai thác bền vững nguồn lợi từ biển.

Thứ hai, an ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu; tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở hợp tác đối thoại và luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác ở mọi cấp độ và khuôn khổ nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do Liên hợp quốc điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung. Việt Nam đánh giá cao vai trò và hoan nghênh các sáng kiến, cơ chế hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN và các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông, giúp tạo diễn đàn đối thoại, xây dựng lòng tin, góp phần điều phối hợp tác về an ninh biển.

Thứ ba, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển 1982, tôn trọng quyền, lợi ích và hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, là một quốc gia ven biển, Việt Nam nhận thức rất sâu sắc giá trị to lớn của biển cũng như những thách thức đặt ra đối với an ninh biển. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển để khai thác bền vững và có trách nhiệm các nguồn lợi từ biển phục vụ phát triển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm xử lý tốt các vấn đề trên biển, đóng góp tích cực vào duy trì môi trường hòa bình, an ninh, sinh thái và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đàm phán xây dựng tiến

tới đạt được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982.

Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an với nội dung chính là kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, an toàn biển; ghi nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật biển năm 1982; khuyến khích Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các quốc gia nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý các nguy cơ về an ninh biển.

Sau sự kiện trên, ta đến với cuộc họp giữa các nước ASEAN và Liên hợp quốc. Trong cuộc họp ngày 1/9 giữa ASEAN và Liên hợp quốc, chủ đề không thể không nhắc đến đó chính là vấn đế tranh chấp tại biển Đông. Theo đó, Liên hợp quốc hoan nghênh cam kết của ASEAN giải quyết tranh chấp tại biển Đông thông qua các biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trong bài phát biểu, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng nhắc lại đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về an ninh biển ngày 9/8 vừa qua về việc thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do Liên hợp quốc điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung.

Gần đây, trong khuôn khổ Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc

phòng giữa Mỹ và Úc lần thứ 31 (AUSMIN 2021)1 cũng đã diễn ra nêu lên tiếng nói

chung của Thế giới, trong đó nhấn mạnh những quan ngại diễn ra tại Biển Đông, cũng như đề cao việc thượng tôn luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Sau cuộc tham vấn này, về phía hai nước đã đưa ra Tuyên bố chung:

Thứ nhất, nâng cao tầm quan trọng trong vấn đề thực hiện các quyền và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, phù hợp với UNCLOS. Gồm quyền tự do hàng hải, hàng

1 AUSMIN 2021 - Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng giữa Mỹ và Úc. Tham dự cuộc tham vấn này, về phía Mỹ có Ngoại trưởng Anthony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin; về phía Úc có Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton.

không và việc sử dụng hợp pháp vùng biển này trên bình diện quốc tế gắn với các quyền tự do đó.

Hình 2: (Từ trái qua phải) Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton, Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc gặp tại Thủ đô Washington, Mỹ trong tuần trước. Ảnh: REUTERS

Thứ hai, tuân thủ luật pháp quốc tế là điều quan trọng hơn hết để đảm bảo sự thịnh vượng, ổn định của khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra các Bộ trưởng của hai nước càng tái khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác trên biển với nhiều đối tác, đồng thời quyết tâm phối hợp với các đối tác để đối phó với những diễn biến phức tạp tại khu vực.

Thứ ba, thể hiện sự phản đối quyết liệt đối với mọi hành động quân sự hóa các thực thể địa lý đang tranh chấp, những hành vi gây mất ổn định khác, gồm những hành vi sử dụng lực lượng vũ trang và dân quân biển, các động thái làm gián đoạn hoạt động khai thác toàn nguyên biển của các quốc gia…

Trong cuộc gặp giữa Úc và Pháp, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước đã nhấn mạnh lập trường kiên quyết phản đối mọi hành động cưỡng ép hoặc gây bất

ổn, có thể làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Đồng thời tái khẳng định, mọi bất đồng đều phải được giải quyết theo giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS.

Về phía Cam-pu-chia, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra trực tuyến vào ngày 26/6/2020. Theo Bộ Ngoại giao Campuchia: “Về vấn đề Biển Đông, Campuchia - với tư cách là nước không tham gia tranh chấp - giữ quan điểm trung lập với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ tiếp tục duy trì môi trường thuận lợi để bảo vệ hòa bình, an ninh, và ổn định ở khu vực, từ đó đóng góp

vào việc hoàn tất quá trình đàm phán COC1”2

Hình 3: Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn tham dự hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24-6. Ảnh: FACEBOOK

Ông Chheang Vannarith – Chủ tịch tổ chức độc lập Viện Tầm nhìn châu Á (Campuchia) bình luận về quan điểm của Campuchia trong vấn đề về tranh chấp Biển Đông: “Quan điểm của Campuchia về Biển Đông luôn nhất quán, đó là đề nghị tất cả các bên liên quan giải quyết bất đồng và tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với luật pháp

quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”3.

1 COC - Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

2 Đăng Khoa (2020), Campuchia lên tiếng về tranh chấp Biển Đông, Truy cập từ: https://plo.vn/quoc-te/campuchia- len-tieng-ve-tranh-chap-bien-dong-920700.html

3 Đăng Khoa (2020), Campuchia lên tiếng về tranh chấp Biển Đông, Truy cập từ: https://plo.vn/quoc-te/campuchia- len-tieng-ve-tranh-chap-bien-dong-920700.html

Quan điểm trên có nét tương đồng với quan điểm của Việt Nam về vấn đề tranh chấp biển đảo khi lựa chọn việc giải quyết bất đồng dựa trên pháp luật quốc tế một cách hòa bình.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)