II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay
2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham gia tình nguyện đến các vùng biển đảo
chiến sĩ.
Ba là, trau dồi bản thân, nâng cao trình độ. Dù sinh viên không trực tiếp tham gia mặt trận tiền tuyến của biển đảo nhưng chính các sinh viên là những hậu phương vững chắc cho các chiến sĩ. Trước hết, mỗi sinh viên cần làm hết phần trách nhiệm ở vị trí của bản thân mình, phải luôn ra sức học tập, rèn luyện không ngừng từ tri thức đến nhân phẩm để trở thành sinh viên “5 tốt”. Thời đại công nghiệp 4.0 đang trên đà phát triển nên mỗi sinh viên phải tiên phong, chủ động trong tiếp cận những công nghệ tiên tiến của thế giới và ứng dụng để phát triển trong lĩnh vực hải quân nước nhà.
2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham gia tình nguyện đến các vùng biểnđảo đảo
Một là, đẩy mạnh công tác tuyền truyền trên các phương tiện truyền thông. Mỗi sinh viên cần tìm hiểu và hưởng ứng các diễn đàn hợp pháp trên mạng xã hội, các phương tiện đại chúng để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đồng thời ra sức phản đối, ngăn chặn những hành vi có xu hướng xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên có thể giao lưu với các bạn quốc tế và giới thiệu về biển đảo Việt Nam, từ đó mà nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, hội sinh viên cần tổ chức các buổi ngoại khóa, tọa đàm để giúp những sinh viên nâng cao công tác truyền thông đến cộng đồng, đồng thời ứng phó kịp thời khi phát hiện các hành vi xâm phạm đến chủ quyền biển đảo nước ta.
Hai là, tiếp tục trau dồi, bồi dưỡng, nắm rõ về các đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về biển đảo Việt Nam để từ đó có những định hướng của bản thân phù hợp.
Ba là, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo. Mỗi hội viên chủ động tìm hiểu về các vùng biển đảo. Sau đó, mỗi hội viên cần hết tấm lòng tham gia vào những chương trình tình nguyện vùng đó để tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Việc tham gia
tình nguyện không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác mà còn giúp cho cộng đồng hiểu và biết trân trọng giá trị của biển đảo. Đồng thời, sinh viên còn có thể
tham gia tình nguyện chung tay làm sạch môi trường biển, tổ chức các hội trại về chủ đề
biển đảo cho giới trẻ và kêu gọi quyên góp đến vùng khó khăn trên các diễn đàn hay mạng xã hội. Bên cạnh đó, hội cần hỗ trợ sinh viên hết mình về thông tin tình nguyện, giới thiệu công tác đến các sinh viên. Cuối cùng, hội cần hỗ trợ trong việc phản hồi từ người được giúp đỡ để sinh viên có thêm động lực.
KẾT LUẬN
Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một thách thức to lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà Nước. Khu vực biển Đông có vị trí địa lí lý chiến lược, là nơi đi các chuyến tàu vận chuyển hàng hải, đồng thời là vùng biển ấm với nguồn tài nguyên dầu mỏ và thủy hải sản dồi dào. Vì mang lại nhiều lợi ích nên Biển Đông luôn là một trong những điểm nóng chính trị trên toàn thế giới. Nhiều cuộc tranh chấp xung đột về đường biên giới biển cũng như chủ quyền trên các hòn đảo đã dẫn đến leo thang căng thẳng, nguy cơ cao dẫn đến xung đột vũ trang.
Trong những năm gần đây, việc các nước có khí tài quân sự đang từng bước tăng cường hiện diện cũng như một số nước có hành vi chiếm đóng khai thác trái phép đang đặt ra nhiều thách thức trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Song với tinh thần yêu hòa bình, cũng như việc đã khẳng định được chủ quyền biển đảo thông qua những tài liệu mà ông cha đã để lại thì Việt Nam đã đưa ra lựa chọn theo đuổi chính sách ngoại giao khôn khéo, từng bước nâng cao vị thế trong trường quốc tế, tạo được những mối quan hệ và sự ủng hộ từ đồng minh, dùng lý lẽ và chứng cứ xác thực để đập tan sự biện hộ xảo trá của các thế lực thù địch đồng thời nâng cao năng lực quốc phòng toàn dân.
Từ góc nhìn riêng là Việt Nam, mở rộng ra là cả thế giới, ta thấy rằng phát triển ổn định, duy trì môi trường hòa bình, giải quyết các tranh chấp biển đảo thông qua biện pháp
hòa giải, không vũ trang là hướng đi hàng đầu được đưa ra. Không chỉ riêng Việt Nam mà còn với các nước khác trên thế giới, chủ quyển biển đảo hay phát triển biển đảo vẫn luôn là một đề tài nóng mỗi khi nhắc đến. Quan điểm của Việt Nam về biển đảo là luôn hướng đến tương lai trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển. Đối với bè bạn quốc tế, việc giải quyết các vấn đề biển đảo bằng phương thức ngoại giao thông qua luật pháp quốc tế như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển luôn là hướng giải quyết ưu tiên được đề ra hàng đầu.
Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, tuy sinh viên không phải là lực lượng trực tiếp tham gia ở mặt trận tiền tuyến, nhưng chính sinh viên lại là hậu phương vững chắc, mang lại sự tự tin, bình an và tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ ngoài khơi xa. Mỗi sinh viên chính là những hạt giống của đất nước, dù bắt đầu là những sợi chỉ nhỏ bé nhưng chính những sợi chỉ đó sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sự phát triển của đất nước sau này. Yêu nước không chỉ là vác súng ra ngoài mặt trận chiến đấu mà là làm một cách tốt nhất, trọn vẹn nhất ở mỗi vị trí của từng cá nhân, từng tập thể, từng khu vực. Vì thế, sinh viên cần phải học tập tốt, rèn luyện tốt khi còn ngồi trên ghế giảng đường, bên cạnh đó cũng không quên nhiệm vụ của bản thân đối với chủ quyền biển đảo đất nước. Bên cạnh đó, hội sinh viên cần tạo những điều kiện thuận lợi cho những sinh viên hoàn thành nhiệm vụ của mình, cùng một tấm lòng mà hướng về biển đảo quê hương.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới, với tầm nhìn chiến lược trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương, chính sách hợp lý trong công cuộc phát triển đất nước. Tiêu biểu phải kể đến là công tác mở rộng phát triển đối ngoại, mở rộng quan hệ với các nước trong và ngoài khu vực. Đây vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển nước nhà thông qua việc kêu gọi cũng như tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến. Việt Nam tiếp cận được ngày càng nhiều thị trường nông sản trên thế giới cũng là sự đóng góp rất lớn của công cuộc ngoại giao… Chỉ mới từng ấy ví dụ là đã cho thấy được sự to lớn và tầm quan trọng của ngoại giao đối với con đường phát triển của nước ta.
Mặc dù thế giới có nhiều biến động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững định hướng và lập trường phát triển của đất nước. Vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng phải luôn được đặt lên trên hết song hành cùng với việc phát triển đất nước. Đặc biệt hơn cả là khu vực biển đảo của nước nhà. Vấn đề này được dặc biệt quan tâm, nhất là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương HD981 của Trung Quốc từng xâm phạm khu vực biển đảo nước ta (2011). Dẫu vậy, Việt Nam vẫn luôn tuân theo những mục tiêu và định hướng đề ra về cách giải quyết hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và không chọn bạo lực làm cách giải quyết. Đến năm 2020-2021, Việt Nam có mặt trong hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, hợp tác cùng bè bạn quốc tế trong vấn đề bảo đảm an ninh biển, đề cao việc tôn trọng chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
Khẳng định được chủ trương và định hướng phát triển của Việt Nam hòa cùng chủ trương của các nước trên thế giới, tôn trọng luật pháp quốc tế và hướng đế phát triển an ninh biển duy trì an ninh trật tự trong khu vực, hệt như những gì mà người an hem Cam- pu-chia cũng hướng đến.
Vươn rộng ra khỏi phạm trù chính trị là vấn đề nhận thức. Đây cũng chính là một nhiệm vụ vô cùng thiết yếu với các bạn trẻ - những công dân thế hệ mới của nước nhà. Với các bạn sinh viên, không chỉ hoàn thành việc học, rèn luyện tư duy, đạo đức mà việc
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho các em khóa dưới, các bạn đồng trang lứa, cha mẹ, người thân xung quanh là một yếu tố cực kì quan trọng phải được đề cao. Nâng cao nhận thức sẽ góp phần nâng cao làn song dân trí, không còn những trường hợp quá khích, tụ tập đập phá do bị các thành phần mang tư tưởng phản động, chống đối, phá hoại nhà nước tác động đến bản thân như vụ việc đã xảy ra năm 2011.
Qua các kết cấu của tiểu luận này chúng ta đã rút ra được những bài học về tầm quan trọng của đối ngoại với sự phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Những đóng góp to lớn phát triển kinh tế nước nhà đi song hành với những định hướng để giải quyết các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, nhất là chủ quyền biển đảo một cách tốt nhất, đưa ra những hướng giải quyết hợp lý, tránh và tuyệt đối không hướng đến giải quyết bằng phương hướng vũ trang. Nhìn ra được vai trò của công dân thời đại mới và vấn đề chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, giúp chúng ta nhìn nhận ra được các thành tựu, khuyết điểm, hạn chế về nhận thức trong việc xử lý tiếp nhận thông tin, tránh trường hợp tiếp nhận thông tin sai lệch từ các cá nhân, tổ chức có tư tưởng sai lệch, chống đối tác động đến. Nâng cao nhận thức của bản thân, bạn bè, gia đình và người thân xung quanh. Đồng thời đưa ra những giải pháp duy trì phát huy vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong tương lai trong công cuộc gìn giữ và phát triển đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018
Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội
2. Báo Điện tử Chính phủ (21/01/2017), Việt Nam đã có 6 tàu ngầm Kilo hiện đại,
đăng trên trang điện tử https://baochinhphu.vn/
3. Bùi Thanh Sơn (29/11/2021), Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/thoi-su/duong-loi-doi-ngoai-dai-hoi-dang-xiii-ke-thua- phat-trien-va-hoan-thien-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-598434.html
4. Bùi Thanh Sơn (03/04/2021), Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII với khát vọng phát triển của đất nước. Truy cập từ https://nhandan.vn/dang-va-cuoc- song/duong-loi-doi-ngoai-dai-hoi-xiii-voi-khat-vong-phat-trien-cua-dat-nuoc- 640738/
5. Bùi Thị Lệ Xuân (07/11/2021), Phát huy vai trò xung kích của thanh niên. Truy
cập từ https://nld.com.vn/bien-dao/phat-huy-vai-tro-xung-kich-cua-thanh-nien-
20211106195521126.htm
6. Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Sinh viên ICTU với tuyên truyền chủ quyền biển đảo thiêng liêng đất nước. Truy cập từ
http://qlsv.ictu.edu.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=239:sinh-vi%C3%AAn-ictu-v%E1%BB %9Bi-tuy%C3%AAn-truy%E1%BB%81n-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n- bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o-thi%C3%AAng-li%C3%AAng- %C4%91%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc&catid=19:tin-n-i-b- t&Itemid=184
7. Đăng Khoa (2020), Campuchia lên tiếng về tranh chấp Biển Đông, Truy cập từ:
8. Hồng Bàng University, Biển đảo Tổ quốc hiện nay và hành động của thanh niên.
Truy cập từ https://hiu.vn/doan-hoi-hiu/myaloha/bien-dao-to-quoc-hien-nay-va-
hanh-dong-cua-thanh-nien/
9. Hoàng Việt (26/04/2020), Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên
hợp quốc, đăng trên trang điện tử của Viện Nghiên cứu Lập Pháp
http://www.lapphap.vn/
10. Huệ Bình (04/11/2021), Mỹ tăng hiện diện ở biển Đông, Trung Quốc tập trận lớn
ở Hoa Đông, đăng trên trang điện tử của Báo Người Lao Động
11.Hương Trà/VOV-Jakarta (2021), Liên Hợp Quốc hoan nghênh ASEAN giải quyết
hòa bình tranh chấp ở biển Đông, Truy cập từ: https://vov.vn/the-gioi/lien-hop- quoc-hoan-nghenh-asean-giai-quyet-hoa-binh-tranh-chap-o-bien-dong-
887568.vov?
fbclid=IwAR0NiAaJTurjUV2IqYMpVKqwgeoc3npF0CrYPaGySPc8u- 0P9e3_qMwyONc
12. Kim Nhiên (2014), Chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Bài báo điện tử đăng trên công thông tin điện tử Cà Mau www.camau.gov.vn
13. Lê Thế Cương - Nguyễn Thị Phương (2021), Thành tựu kinh tế, xã hội Trung
Quốc sau một thập niên cầm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình (Kỳ 2), đăng trên
trang điện tử của Học viện chính trị Công an nhân dân http://hvctcand.edu.vn/
14.Minh Khôi (2021), Mỹ - Úc ra tuyên bố phản đối yêu sách hàng hải của Trung
Quốc ở Biển Đông, Truy cập từ: https://tuoitre.vn/my-uc-ra-tuyen-bo-phan-doi- yeu-sach-hang-hai-cua-trung-quoc-o-bien-dong-20210917103249099.htm
15.Nhandan.vn (2022), Đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về an ninh biển, Truy
cập từ: https://tcnn.vn/news/detail/51785/Danh-gia-cao-quan-diem-cua-Viet-Nam-
ve-an-ninh-bien.html?
fbclid=IwAR0SXjRzrg1hvNj0hlsqv_AViqnLAKAHjTelzw1FpAsyuIZPnlkiRGV YJVQ
16. Nguyễn Phú Trọng (14/12/2021), Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc. Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/xay-dung-va-phat-trien-nen-doi- ngoai-ngoai-giao-viet-nam-hien-dai-va-mang-dam-ban-sac-dan-toc
17. Nguyễn Thanh Long (2021), Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong
tình hình mới, Nxb. Tòa soạn,38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
18. Nguyễn Thanh Long, Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình
mới, đăng trên trang điện tử của Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân
http://tapchiqptd.vn/
19. Nguyễn Thanh Minh (2017), Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền
của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51), đăng trên trang điện tử nghiencuuquocte.org
20. Satoru Nagao (01/08/2021), Khi tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông, Đăng trên
trang điện tử của Báo Thanh Niên
21.Thanh Hà (2021), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần đầu họp chính thức về an
ninh biển, Truy cập từ: https://laodong.vn/thoi-su/hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc- lan-dau-hop-chinh-thuc-ve-an-ninh-bien-940176.ldo?
fbclid=IwAR316LF4SjHbkOWQ0CB4zf7MxmsOYJ3Ae2SFm- ajHyWcHtpWGmBjhTwUH_E
22.Thanh Trúc (2021), Tiếng nói chung của thế giới về Biển Đông, Truy cập từ:
https://www.bienphong.com.vn/tieng-noi-chung-cua-the-gioi-ve-bien-dong- post444110.html
23.Tạ Đình Thi/Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2021), Triển
khai Chiến lược phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII,
Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/tin-tuc/trien-khai-chien-
24. Trà Khánh (08/09/2021), Việt Nam muốn mua thêm tàu hộ vệ tên lửa Nga, Gepard sẽ được nâng cấp, đăng trên báo điện tử VTC https://vtc.vn/
25. Wikipedia, Tranh chấp chủ quyền Biển Đông – Tuyên bố lãnh hải,
vi.wikipedia.org