KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG bưu điện LIÊN VIỆT CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

2.1.1 Quá trình phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 8.881 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

Sau nhiều năm phát triển cho đến nay đã thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh đa dạng đến mọi thành phần kinh tế theo qui định của pháp luật. Chi nhánh hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ ngân hàng của một chi nhánh Ngân hàng thương mại tại Việt Nam với các nghiệp vụ: Huy động vốn từ cá nhân đến các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế (từ huy động có kỳ hạn đến không kỳ hạn với các kỳ hạn từ ngắn hạn đến trung hạn), sử dụng vốn (được mở rộng từ dư nợ ban đầu hơn 90% là của các đơn vị doanh nghiệp đến nay hơn 50% là dư nợ của các doanh nghiệp và cá nhân với các hình thức cho vay đa dạng từ ngắn, trung dài hạn với nhiều lĩnh vực đầu tư như: đóng tầu, kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, vận tải biển, xây dựng,... và với nhiều nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân), bảo lãnh (thanh toán, dự thầu, bảo hành công trình...), mở L/C, thanh toán trong nước và quốc tế, phát hành thẻ...

2.1.2. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Bưu điện Liên Việt Quảng Trị

2.1.2.1. Thông tin chung

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Trị được cấp phép 03/03/2016 và đi vào hoạt động 02/03/2016

Địa chỉ trụ sở của LPB tỉnh Quảng Trị: Ngay từ khi mới thành lập chỉ có một địa điểm giao dịch duy nhất của chi nhánh tại số 72 Quốc lộ 9 Tp Đông Hà. Đến năm 2019 đã mở thêm 07 chi nhánh ở 7 huyện và thị xã đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Trị trên địa bàn tỉnh.

Các hoạt động chính của LPB Quảng Trị bao gồm:

+ Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi

+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn

+ Chiết khấu trái phiếu, công trái và giấy tờ có giá + Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán

+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, dự thầu, bảo lãnh công trình

- Bộ máy tổ chức và mạng lưới: Chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tại Quảng Trị với mô hình tổ chức ban đầu gồm: Ban giám đốc và 04 Bộ phận, phòng trực thuộc là Phòng Kế toán, Bộ phận Hành chính, Bộ phận Kho quỹ. Về nhân sự khi mới thành lập ban đầu 2016 có 30 CBNV đến 2017: 45 CBNV, 2018 : 50 CBNV. Mô hình tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy

Mối quan hệ chỉ đạo: Mối quan hệ phối hợp.

Chức năng nhiệm vụ của phòng ban:

Ban giám đốc: có một giám đốc và hai phó giám đốc

* Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và kế hoạch của ngành, của Ngân hàng cấp trên và của đơn vị. Quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng nhân viên…

Phòng Khách Phòng HT hoạt động Phòng KT Ngân quỹ PGD/PGDBĐ nâng cấp Phó giám đốc kinh doanh GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kế toán ngân quỹ

* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc hoạch định và thực hiện những chiến lược kinh doanh của đơn vị, kiểm tra đôn đốc, giám sát hoạt động của phòng kinh doanh và các chi nhánh, phê duyệt khoản vay trong hạn mức uỷ quyền của giám đốc.

* Phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ: là người giúp giám đốc điều hành hoạt động của phòng kế toán – ngân quỹ và phòng hành chính nhân sự, thay mặt giám đốc kiểm tra phụ trách các phòng giao dịch và phòng giao dịch bưu điện nâng cấp.

Phòng khách hàng ( phòng tín dụng ):

- Đảm bảo khách hàng được tư vấn và phục vụ chu đáo về các sản phẩm dịch vụ; lập kế hoạch kinh doanh, đảm bảo chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đề xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

- Theo dõi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nghiên cứu đề xuất các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch, tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch đồng thời thực hiện cân đối nguồn vốn trong ngày và lập báo cáo kết quả kinh doanh mỗi quý, mỗi năm.

- Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, cùng với phó giám đốc tham mưu hoạch định chiến lược kinh doanh của đơn vị. Hướng dẫn thẩm tra, thẩm định trước khi cho vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, thực hiện các loại báo cáo theo quy định.

Phòng hỗ trợ hoạt động:

- Đảm bảo các chế độ cho người lao động, công tác tuyển dụng, thi đua, khen thưởng, phúc lợi xã hội, hỗ trợ kịp thời về nguồn lực, phương tiện lao động, phương tiện kỹ thuật và các hỗ trợ về mặt hành chính khác đối với các

bộ phận còn lại tại chi nhánh.

Phòng kế toán – ngân quỹ:

* Bộ phận kế toán:

- Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ.

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng theo thành phần kế toán cho vay, kế toán tiền gửi, dịch vụ thanh toán.

- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn tiền tệ và các hoạt động thu chi

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh, hạch toán liên Ngân hàng, thanh toán bù trừ, thẩm định, xét duyệt cho vay khách hàng mới và mở tài khoản giao dịch, kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, lưu giữ hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của Doanh nghiệp.

- Lập báo cáo tài chính và các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu của giám đốc.

* Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu và phát triền vay vốn theo quy định của Gíam đốc hoặc người được ủy quyền, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt đi đường.

Phòng PGD/PGDBĐ nâng cấp:

Là chi nhánh Ngân hàng liên kết Bưu điện hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc có nhiệm vụ khai thác khách hàng, huy động vốn và cho vay đối với mọi đối tượng trên địa bàn, mình hoạt động nhằm tạo điều kiện cho khách hàng (đặc biệt là hộ nông dân) ở những vùng cách xa trung tâm trong quá trình giao dịch với Ngân hàng

Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một Ngân hàng đa năng và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường.

- Thị trường: Thị trường ban đầu khi thành lập chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn Quảng Trị. Sau một thời gian hoạt động chi nhánh đã mở rộng hướng vào các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn bao gồm doanh nghiệp và cá nhân đóng trên địa bàn, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp vẫn ở mức trên 20% và cá nhân 80%.

2.1.2.2. Hoạt động cơ bản của chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tại Quảng Trị.

2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung v2à chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tại Quảng Trị nói riêng. Xem xét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác mà chủ yếu là hoạt động tín dụng của chi nhánh:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2017 -2016 Giá trị Tỷ trọng 2018 -2017

Không KH 186.226 42,3% 256.141 37,1% 69.915 251.514 32,4% (4.627)

Ngắn hạn 152.590 34,6% 239.050 34,6% 86.460 419.498 54,0% 180.448

Trung-dài hạn 101.726 23,1% 195.586 28,3% 93.860 106.230 13,7% (89.356)

Tổng huy động 440.452 100,0% 690.777 100,0% 250.235 777.242 100,0% 86.465

Kết quả hoạt động huy động vốn trong 03 năm ở trên cho thấy: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tương đối đa dạng theo thời hạn có cả huy động tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và trung hạn.

- Xét về tổng thể huy động: Tổng huy động vốn từ năm 2016 đến năm 2018 liên tục được tăng trưởng, năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 là do ngân hàng hoạt động khá tốt thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư.

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tương tự như tổng huy động, huy động tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng trưởng và năm 2018 tốc độ tăng trưởng chậm lại với lý do là có sự cạnh tranh như trên giưa các NHTM dẫn đến tiền gửi bảo hiểm xã hội và tiền ký gửu đầu từ của tỉnh.

- Huy động tiền gửi ngắn hạn: Là nguồn huy động chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, còn một phần được sử dụng cho vay trung - dài hạn với tỷ trọng nhất định được qui định trong từng thời kỳ khác nhau. Sang năm 2018, nguồn vốn ngắn hạn này tăng đáng kể so với năm 2017. Nguyên nhân như ở phần nguồn vốn không kỳ hạn trên đã trình bày (dịch chuyển tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp sang có kỳ hạn ngắn hạn).

- Huy động tiền gửi trung - dài hạn: Là nguồn mà chi nhánh sử dụng cho vay Trung - dài hạn. Nhìn chung nguồn huy động này cũng tăng ở năm 2017 và đến năm 2018 nguồn huy động này giảm xuống nhanh chóng. Lý do năm 2018 nguồn này tăng là do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về nguồn vốn, lãi suất huy động được điều chỉnh cạnh tranh theo hướng thu hút chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến có sự dịch chuyển lớn từ nguồn huy động trung-dài hạn này sang nguồn ngắn hạn đối với người gửi để đảm bảo quyền lợi do xu hướng lãi suất tiền gửi gia tăng tập trung ở các kỳ hạn này.

Vì là cấp chi nhánh, nên không có các hoạt động sử dụng vốn đa dạng. Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... đều được tập trung về hết cơ quan Hội sở. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tại Quảng Trị qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn. Tất cả toàn bộ nguồn vốn huy động của chi nhánh đều được tính vào vốn của Hội sở sau khi được huy động được. Hội sở tái huy động (mua) lại với một lãi suất cùng kỳ huy động của chi nhánh cộng với một biên độ nhất định (tuỳ theo từng thời kỳ) và Dư nợ tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua được qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay. Do đó dưới góc độ hoạt động của chi nhánh ta chỉ xem xét việc sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong suốt nhiều năm qua. Tình hình hoạt động tín dụng về cơ bản được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Gía trị Gía trị Số lượng tăng 2017-2016 Tỷ lệ % 2017/2016 Gía trị Số lượng tăng 2018-2017 Tỷ lệ % 2018/2017 Dư nợ 354.363 556.787 202.424 157,1% 750,648 193.861 134,8% LN trước thuế 2.000 8.000 6.000 0,0% 13.941 4.712 151,1%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2016 - 2018)

cho vay sẽ được xem xét và phân tích tại mục 2.2. Cũng như một số hoạt động khác năm 2017 hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt nhất và đến năm 2018 hoạt động này tuy có tăng trưởng tốt nhưng không được như năm 2017 là do trong năm 2017 chi nhánh tập trung cho vay được lượng vốn lớn vào việc xuất khẩu của một số doanh nghiệp gia tăng trong năm đó. Nhìn chung, hoạt động cho vay của chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ tối thiểu 30%/năm là tốc độ trung bình trong giai đoạn vừa qua so với nhiều NHTM khác.

2.1.2.2.3. Các hoạt động khác

- Thanh toán quốc tế: là một chi nhánh, do đó hoạt động thanh toán quốc tế thông qua Hội sở. Chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất Hội sở mở L/C. Trong một số năm qua hoạt động này của chi nhánh tăng khá mạnh, do mở ra hướng xuất khẩu sang nước ngoài của các khách hàng. Cụ thể:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế

(ĐVT: Nghìn USD) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Gía trị Gía trị Số lượng tăng 2017-2016 Tỷ lệ % 2017/2016 Gía trị Số lượng tăng 2018-2017 Tỷ lệ % 2018/2017 Gía trị L/C 9.838 23.740 13.902 241,3% 26.000 2.260 109,5% Số lượng L/C 53 98 45 184,9% 102 4 104,1%

(Nguồn số liệu: Sao kê ngoại bảng năm 2016 - 2018)

Hoạt động mở LC của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2017 có sự tăng trưởng vượt bậc là do các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu trang thiết bị theo chỉ định của Nhà nhập khẩu làm cho giá

trị LC mở của chi nhánh tăng đột biến, bên cạnh đó hoạt động mở LC và thanh toán của các Công ty được mở rộng cũng góp phần làm tăng giá trị LC tại chi nhánh. Sang năm 2018, về cơ bản số lượng khách hàng mở LC cũng không có tăng mới, chủ yếu dựa trên sự mở rộng giá trị mở của các khách hàng trên, lên tổng giá trị LC mở tăng thêm lên không đáng kể cả về giá trị và số lượng LC.

- Phát hành bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng…): Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh tập trung chủ yếu vào 03 loại bảo lãnh chính được phân loại theo tiêu thức mục đích của bảo lãnh là Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG bưu điện LIÊN VIỆT CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w