Tổng quan nghiên cứu luận văn 4 9

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN kế TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ sản XUẤT tại NHÀ máy BIA sài gòn QUẢNG NGÃI (Trang 75)

Vấn đề KTQT mà cụ thể là KTQT chi phí đóng vai trò quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, nó được coi là công cụ quản lý hữu hiệu bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau thì để KTQT có thể đáp ứng cung cấp thông tin cho tất cả các doanh nghiệp đó là một công việc khóa khăn. Việc nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:

Đề tài luận văn “ Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” tác giả Dương Tùng Lâm (2005), đã làm rõ một số vấn đề:

5

+ Trình bày làm rõ những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị chi phí

+ Trình bày khái quát thực tế kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên đại bàn tỉnh Quảng Ngãi

+ Luận văn đã đánh giá chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong việc tổ chức Kế toán quản trị chi phí doanh thu.

+ Trình bày sơ lược kinh nghiệm tổ chức Kế toán quản trị chi phí ở một số nước như Anh, Mỹ, Pháp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn mô hình phù hợp với doanh nghiệp mình.

+ Đề xuất phương hường hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Đề tài nghiên cứu của tác giả Đinh Diệu Tuyết (2011) nghiên cứu “ Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất nhập khẩu Lam Sơn”- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh , chuyên ngành Kế toán, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn này đã làm rõ mốt số vấn đề sau:

+ Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuát tại doanh nghiệp

và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp: phân loại chi phí theo cách ứng xử, lập dự toán linh hoạt, xác định lại đối tượng hạch toán

+ Hoàn thiện phương pháp hân bổ chi phí sản xuất chung, tổ chức công tác hạch toán phục vụ cho công tác KTQT chi phí sản xuất và lập báo cáo để kiểm soát chi phí sản xuất

+ Luận văn đã trình bày khá sâu về đặc điểm hoạt động, các khái niệm liên quan đến KTQT chi phí sản xuất trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản.

Đề tài nghiên cứu “ Kế toán qản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cố phần Dệt May Hòa Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2010), Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kế toán, Đại học Đà Nẵng,

6

thông qua tìm hiểu công tác KTQT chi phí tại công ty, tác giả đã đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác KTQT tại công ty như sau:

+ Tổ chức theo dõi phát sinh của các khoản mục chi phí, phân loại các khoản mục chi phí

+ Lập các báo cáo phân tích chi phí, dự toán linh hoạt nhằm nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ chi phí

+ Tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo KTQT chi phí

+ Phân tích biến động chi phí để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, nâng cao tính hữu ích của các thông tin kế toán phục vụ hoạt động quản trị tại Tổng công dệt may Hòa Thọ

Đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Vinaconex 25” của tác giả Nguyễn Thị Hiền (2006), Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kế toán, Đại học Đà Nẵng, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện:

+ Tổ chức phương pháp tính gía thành theo phương pháp trực tiếp, phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

+ Đặc điểm và các phương pháp lập dự toán cũng như tính toán giá thành thực tế và lập báo cáo KTQT tại các donh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng

+ Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với việc hoạt động trong ngành xây dựng

Và còn nhiều đề tài nghiên cứu của các tác giả khác nhau về KTQT chi phí tại các doanh nghiệp. Nhưng các đề tài trên có đặc điểm chung là chủ yếu đi nghiên cứu về vấn đề KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất mà cụ thể là tính giá thành sản phẩm mà chưa đề cập nhiều đến việc KTQT chi phí trong các doanh nghiệp thương mại về các khoản chi phí kinh doanh như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.

7

Đề tài “ Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty Xăng dầu khu vực V”

của tác giả Trần Ngọc Tuyết (2010), Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kế toán, Đại học Đà Nẵng, đề cập đến hệ thống KTQT trong ngành kinh doanh xăng dầu, cụ thể:

+ Đề tài trình bày đặc điểm và phân loại các khoản chi phí phát sinh liên quan trong doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xăng dầu

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ theo dõi phát sinh các khoản mụcchi phí trên cơ sở dự toán của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

+ Trình bày các phương pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát về các khoản mục trong chi phí kinh doanh xăng dầu thông qua các thủ tục kiểm soát, báo cáo kiểm soát.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đạt được những thành công nhất định. Luận văn của các tác giả đã đưa ra được những lý thuyết về KTQT chi phí, thực trạng Kế toán quản trị tại các đơn vị nghien cứu, những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí mà các tác giả đã nghiên cứu. Riêng với đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty Xăng dầu khu vực V” của tác giả Trần Ngọc Tuyết đã phần nào cho thấy việc kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp thương mại, cụ thể là lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu.

Ở đây, luận văn tập trung nghiên cứu thực tế KTQT chi phí tại nhà máy bia Sài gòn Quảng Ngãi, tác giả chuyên sâu nội dung KTQT chi phí tại công ty như phân loại chi phí theo yêu cầu KTQT, công tác lập dự toán chi phí và các báo cáo KTQT phục vụ kiểm tra, kiểm soát chi phí. Đồng thời luận văn còn đi phân tích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Qua đó giúp cho công tác KTQT chi phí tại Công ty được hoàn thiện hơn.

8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1.1. Khái niệm KTQT chi phí

KTQT chi phí là một bộ phận của hệ thống KTQT nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. [10, tr. 19]

Thông tin KTQT chi phí vừa mang tính linh hoạt, thường xuyên và hữu ích, không bắt buộc phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Thông tin KTQT chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin dự báo thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm cả các định mức về số lượng và định mức về đơn giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết định tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài gia công,… [7, tr.28-29]

Như vậy, KTQT chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý. Có thể rút ra bản chất của KTQT chi phí như sau:

- KTQT chi phí không chỉ thu thập và cung cấp thông tin quá khứ mà còn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin hiện tại, hướng về tương lai phục vụ cho việc lập dự toán, làm căn cứ trong việc lựa chọn các quyết định bán sản phẩm tại điểm phân chia hay tiếp tục chế biến bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thành rồi mới bán, nên sản xuất hay mua ngoài,… ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hợp lý.

9

- KTQT chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế trong DN và ngoài DN có liên quan. Những thông tin có ý nghĩa với bộ phận, điều hành, quản lý doanh nghiệp.

- KTQT chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng.

- Khi có sự biến động chi phí, trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi thuộc bộ phận nào KTQT chi phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục vụ cho quá trình kiểm soát, điều chỉnh của nhà quản lý.

1.1.2. Nhiệm vụ KTQT chi phí trong doanh nghiệp

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi, nội dung KTQT chi phí của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

- Kiểm tra, giám sát các định mức tiêu chuẩn, dự toán.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo KTQT chi phí.

- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Tính toán và đưa ra mô hình về nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một quyết định cụ thể.

- Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

1.1.3. Vai trò KTQT chi phí

KTQT chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, ra quyết định kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau [3, tr. 173 – 174]

- Là nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý ra quyết định ở các khâu:

* Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch: Để thực hiện tốt được mục tiêu đề ra, kế hoạch phải được xây dựng trên những căn cứ khoa

10

học, phải có những thông tin đầy đủ, thích hợp. KTQT tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin để nhà quản trị có thể lựa chọn được phương án tối ưu cho việc lập kế hoạch của DN

*Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: Trong giai đoạn này, KTQT tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về tình hình hoạt động để nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đó.

*Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra và đánh giá: KTQT tổ chức lập báo cáo về kết quả thực hiện theo từng hoạt động, từng khâu công việc, cung cấp thông tin theo chức năng điều hành của nhà quản trị để nhà quản trị đánh giá, kiểm tra và đưa ra các quyết định theo chức năng của họ.

*Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà nó có ở tất cả các chức năng. Để có được quyết định đúng đắn cần phải có thông tin đầy đủ, hợp lý. Để có thông tin này; KTQT tiến hành phân loại, tổng hợp, lựa chọn những thông tin thích hợp và loại trừ những thông tin không thích hợp và trình bày theo một trình tự dễ hiểu nhất phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.

- Tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án, ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất.

- Giúp nhà quản lý kiểm soát, giám sát, điều hành các hoạt động kinh tế tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; giúp nhà quản lý đánh giá những vấn đề tồn tại cần khắc phục.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất

Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào thì sản xuất cũng là sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó. Đó là lực lượng lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Hoạt động kinh doanh

11

của DN là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội.

Ba yếu tố này được kết hợp và tiêu hao trong quá trình sản xuất. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ ra chi phí và thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Chi phí sản xuất được định nghĩa là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra hoặc phải chi ra trong một thời gian nhất định để thực hiện hoạt động chế tạo ra sản phẩm và được biểu hiện bằng tiền.

1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong DN

DN sản xuất ngoài những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm, còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý DN và các hoạt động mang tính chất doanh nghiệp.

Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.

Để quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí; tính toán được hiệu quả, tiết kiệm chi phí từng bộ phận sản xuất thì DN cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất.

Tùy theo góc độ xem xét chi phí sản xuất trên những khía cạnh khác nhau mà chi phí sản xuất được phân loại theo những cách sau:

1.2.2.1. Phân loại khoản mục chi phí

Trong DN sản xuất chi phí sản xuất gồm có 3 khoản mục: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

12

Nguyên liệu, vật liệu là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là những nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm trong kỳ.

Đối với công ty sản xuất bia rượu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có: Nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí DN phải trả tính trên cơ sở toàn bộ lao động trực tiếp. Các khoản chi phí này bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất; các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp theo chế độ quy định DN phải chịu (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

- Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh ngoài hai khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí này liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN kế TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ sản XUẤT tại NHÀ máy BIA sài gòn QUẢNG NGÃI (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w