6. Tổng quan nghiên cứu luận văn 4
2.2.4. Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất 60
Việc kiểm soát chi phí phát sinh trong sản xuất là hết sức quan trọng vừa đảm bảo tính cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Các chi phí ở từng chuyền sản xuất rất đa dạng đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng, đồng thời xác định được những nguyên nhân của biến động chi phí. Các báo cáo từ chuyền sản xuất do quản đốc lập và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo gửi lên phòng kế toán công ty, giúp cho việc theo dõi tình hình thực hiện các định mức chi phí.
2.2.4.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc kiểm soát này chỉ dừng lại ở việc lập các báo cáo nội bộ bao gồm: - Báo cáo tiếp nhận nguyên vật liệu: Nhân viên thống kê ở từng chuyền sản xuất căn cứ vào các phiếu tiếp nhận vật liệu để lên bảng kê vật liệu đã nhận để sản xuất từng loại sản phẩm. Trong bảng kê này nêu rõ vật liệu từng loại, chất lượng từng loại. Để làm cơ sở đối chiếu với thủ kho vật liệu, đối chiếu số lượng, chất lượng xuất lý thuyết, tìm ra đâu là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giữa số lượng và chất lượng thực nhận với lý thuyết.
- Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì: Do công nhân từng khâu sản xuất lập để xác định số vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất từng loại sản phẩm là bao nhiêu. Báo cáo này có tác dụng để kiểm soát việc thực hiện định mức vật liệu và là cơ sở để đánh giá chất lượng bia.
2.2.4.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Một số lao động được tuyển vào công ty dựa trên các mối quan hệ cá nhân không qua kiểm tra trình độ chuyên môn trước khi tiếp nhận.
Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tại công ty thực chất là kiểm soát đơn giá lương, kiểm soát thời gian làm việc của từng người lao động qua bảng chấm công, kiểm soát năng suất lao động của từng người thông qua báo cáo kết quả sản xuất. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tại công ty chủ yếu lập
61 các báo cáo được thể hiện qua bảng 2.14
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp báo cáo kiểm soát CP NCTT
STT LOẠI BÁO
CÁO BỘ PHẬN LẬP
NỘI DUNG KIỂM SOÁT
1 Bảng chấm công Tổ, Phân xưởng, Phòng ban
Kiểm soát ngày công lao động trong tháng.
2 Bảng theo dõi lao
động Tổ, Phân xưởng,
Kiểm soát thời gian lao động và năng suất lao động theo công việc 3 Báo cáo kết quả
sản xuất Tổ, Phân xưởng
Kiểm soát năng xuất lao động của từng tổ, bộ phận sản xuất
4 Bảng thanh
toán lương Phòng tổ chức
Kiểm soát chi phí tiền lương ở từng bộ phận Tuy công ty đã xây dựng được một số thủ tục kiểm soát phù hợp với chế độ cũng như thực trạng của công ty, nhưng chỉ dừng lại ở việc phản ánh chi phí này vào sổ sách liên quan và lập các báo cáo mà chưa đi đến giai đoạn tiếp theo của quá trình kiểm soát là so sánh, phân tích với dự toán được lập, tìm nguyên nhân chênh lệch để từ đó có phương án hành động cụ thể.
2.2.4.3. Kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp và rất khó kiểm soát, tại công ty chưa xây dựng được các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất chung.
Công ty không phân chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí nên sự biến động của khoản mục chi phí này chưa được đánh giá và có sự điều chỉnh hiệu quả.
Công ty chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với dự toán nên không phát hiện được các nhân tố ảnh
62
hưởng làm tăng chi phí này và có biện pháp kiểm soát thích hợp.
Ngoài ra để kiểm soát chi phí sản xuất chung kế toán công ty lập báo cáo chi phí sản xuất chung lũy kế nhằm mục đích kiểm soát chi phí sản xuất chung, so sánh biến động với các tháng trong năm.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI