Các đối tượng du lịch gắn với Dân tộc học:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn tài NGUYÊN DU LỊCH đề tài vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 48 - 57)

- Vùng có nhiều tộc người sinh sống với nền văn hóa đặc sắc. Tộc người chủ đạo là:H’mong, Tày, Dao đỏ, Thái..

48 | P a g e

Thiếu nữ người H’mong

Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu.

Ngôn ngữ: Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.

*Nhóm địa phương: Người Mông có các nhóm khác nhau Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).

* Dân số: Dân tộc Mông có trên 558.000 người.

*Cư trú : Dân tộc Mông tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.

*Trang phục: Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo phụ nữ mông có cổ là một miếng vải treo trên bả vai được thêu sặc sỡ. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoè rộng.

- Có thể tìm hiểu về đời sống văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, làng nghề, trang phục, kiến trúc…

Du lịch homestay tại các bản làng dân tộc thiểu số ở Mộc Châu,Tả Van Giay, bản Hồ,bản Mai Châu…

49 | P a g e

Homestay Phố núi tình yêu ở Mộc Châu

Các chợ tình, chợ phiên hấp dẫn du khách.

Chợ tình Khau Vai

Chợ tình Khau Vai có hoạt động gì?

Ban đầu chợ không phải để buôn bán sản phẩm gì, mà chỉ là nơi người ta tìm đến với nhau. Những người này có thể xa nhau do tình duyên trắc trở, gia đình ngăn cấm, hoặc những lý do khác mà không thể đến được với nhau, mỗi người đều ôm một đoạn tâm tư không dứt như truyền thuyết về đôi trai gái năm xưa. Bởi vậy ngày này là để họ có thể tâm sự hàn huyên

50 | P a g e

sau một hoặc nhiều năm xa cách, thông báo tình hình hiện tại của nhau. Những đoạn tình đứt quãng này đều là quá khứ của mỗi người. Thế nên những người đã lập gia đình đến đây, vợ không ghen, chồng không ghen. Họ tôn trọng nhau, tôn trọng quá khứ của nhau, coi đấy là trách nhiệm đối với đời sống tinh thần của nhau. Hết phiên chợ, họ lại quay về cuộc sống thường ngày, hẹn đến chợ năm sau lại tới.

Các công trình kiến trúc độc đáo, nhà sàn, khau cút của người Thái, kiến trúc nhà trinh tường của 1 số tộc ít người, dinh vua Mèo ở BắcHà..

Nhà trình tường-người Hà Nhì (Nhà trình tường là kiến trúc phổ biến ở miền núi phía bắc nước ta nhưng người Hà Nhì thì xây dựng đặc biệt ở chỗ mỗi nhà được làm theo dạng hình vuông với

bốn mái hình chóp, trên phủ rơm làm từ cỏ tranh)

2.8. Các đối tượng chính trị, văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện:

Vùng có 1 số sự kiện địa phương nổi tiếng như: Festival trà Thái Nguyên, Festival dù lượn (Yên Bái), ngày hội hái quả mận hậu (Sơn La)

51 | P a g e

Ch ương trình nghthu tt iLễễ Khai mc Festval Trà Thái Nguyễn lầần th 3, năm 2015

Chương III. Thực trạng và giải pháp:

1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:

– Là khu vực miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lượng thấp.

– Ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch cao.

– Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, trong đó đặc biệt là sự bất lợi về thời tiết.

– Nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, quần chúng một số địa phương chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, vị trí của du lịch trong nền kinh tế; chưa ý thức được tiềm năng để phát huy có hiệu quả kinh tế du lịch…

– Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Sự phối hợp giữa các ngành để phát triển du lịch còn yếu; thiếu liên kết chặt chẽ giữa các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong sản xuất cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch. – Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các doanh nghiệp trong tỉnh có nguồn vốn lớn đầu tư phát triển du lịch.

– Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch không tương ứng, không tạo được sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Các dự án du lịch triển khai chậm,

52 | P a g e

không tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch cần thiết để thu hút khách tạo động lực cho phát triển du lịch.

– Thiếu các doanh nhân giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch.

– Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

– Phát triển du lịch còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững (kinh doanh mang tính chộp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh…).

2. Giải pháp để khai tốt tài nguyên du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:

Về hợp tác, liên kết

- Để phát triển du lịch mang tính chất vùng và liên vùng, liên kết phát triển du lịch là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho các địa phương trên địa bàn.

- Các tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng và có điều kiện thuận lợi về giao thông để liên kết phát triển sản phẩm du lịch đủ mạnh để khẳng định thương hiệu của mình. Hình thức liên kết rất đa dạng: có thể giữa tất cả các địa phương trong tiểu vùng với nhau, hoặc giữa một vài địa phương, …

Liên kết phát trển du lịch các địa phương sẽ góp phần phát huy các giá trị về tài nguyên du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng.

Liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và với các vùng khác sẽ góp phần phát huy các giá trị về tài nguyên du lịch để xây dựng nên các sản phẩm du lịch tổng hợp, hấp dẫn.Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, đồng bộ về quản lý hoạt động du lịch.

Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, các tiêu chuẩn và mô hình thích hợp cho việc khai thác – bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch.

Nghiên cứu đánh giá và giám sát các tác động của hoạt động du lịch đối với các nguồn tài nguyên, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng để bảo vệ tài nguyên du lịch.

Về mục tiêu phát triển

53 | P a g e

Phải đặt ra mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020, du lịch các tỉnh Tiểu vùng Đông Bắc nói riêng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung có hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiê •u, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam, hấp dẫn khách du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vùng núi cao.

Về phát triển loại hình và sản phẩm

a) Tập trung phát triển loại hình du lịch đặc trưng nhất để phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch, cụ thể:

– Về tự nhiên:

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên gắn với hang động, núi cao và vùng trung du, gắn với các điểm cảnh quan.

+ Phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, tham quan cảnh quan ….

+ Phát triển du lịch địa chất gắn với khoa học và giáo dục .

+ Chú trọng gắn kết phát triển du lịch sinh thái núi và trung du ở phía Tây. – Về văn hóa-lịch sử: Khai thác đặc điểm nổi trội của nguồn tài nguyên văn hóa – lịch sử nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch văn hóa, về nguồn, lễ hội tâm linh với những dòng sản phẩm sau :

+ Du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu: Tập trung khai thác dựa trên quần thể di tích lịch sử – văn hóa và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Bắc. Đây là sản phẩm du lịch nổi trội và là thế mạnh của du lịch. Cần tạo ra nhiều chương trình tham quan, nghiên cứu đa dạng kết hợp với nghỉ dưỡng phục vụ du khách. Phát triển các bản văn hóa Việt Bắc gắn với làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực…

+ Du lịch về nguồn, tâm linh: Chủ yếu khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng

+ Du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa bản địa: Tại các bản văn hóa dân tộc thiểu số vùng núi, các làng chài ven biển.

Chính quyền và dân cư địa phương

Tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra

Có trách nhiệm và hiểu biết về bảo vệ tài nguyên du lịch

54 | P a g e

Tham gia trực tiếp, tích cực vào việc khai thác, bảo vệ, tôn tạo và sử dụng bền vứng tài nguyên du lịch

Khách du lịch

Tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra

Có trách nhiệm và hiểu biết về bảo vệ tài nguyên du lịch

Sử dụng những dịch vụ, những nhà cung ứng có cam kết và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đây luôn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển du lịch, đặc biệt đối với các tỉnh Tây Bắc thì đây là một vấn đề then chốt do du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa là một sản phẩm đặc thù và chủ lực của Tây Bắc. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng là người dân bản địa, am hiểu về văn hóa bản địa và được đào tạo bài bản về nghề du lịch để bảo đảm du khách vừa được phục vụ tốt vừa có được trải nghiệm nguyên bản về văn hóa địa phương. Cần bảo đảm cả hai yếu tố này để tránh sự cực đoan hoặc là nguyên sơ quá không biết làm du lịch, hoặc là thương mại hóa quá mất đi tính thuần khiết của văn hóa vùng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành Du lịch cũng cần được quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là năng lực sáng tạo trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp và tiếp cận với tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá truyền thông.

55 | P a g e

Thành viên nhóm “ NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG “ và bảng đánh giá công việc

STT Họ và tên

1 Trấần Kim Thả o

2 Võ Nãn

3 Ngô Quang Huy

4 Lê Nguyêẫn Mộ c Miên ( NT ) 5 Nguyêẫn Vằn Hoàng 6 Trấần Nhậ t Vy 7 Trấần Hoàng Trà My 8 Võ Minh Hải 9 Nguyêẫn Hôầng Minh 10 Ph mạ Vằn Hiêấu 11 Nguyêẫn Thị Xuyêấn 12 Nguyêẫn Cao Kiêầu Duyên 13 Phan Nguyêẫn Thảo Vy 56 | P a g e download by : skknchat@gmail.com

14 Nguyêẫn Thị Thu 25207116169 Thiệt 15 Đôẫ Thị Phươ ng Linh 16 Nguyêẫn Bá Tiêấn 17 Nguyêẫn Phạ m Thanh Thảo 57 | P a g e download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn tài NGUYÊN DU LỊCH đề tài vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w