Những cuộc chiến tranh trên thế giới:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 58 - 60)

V. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG.

Những cuộc chiến tranh trên thế giới:

Theo tính tốn của nhà khoa học người Thụy Sĩ Giăng Giắc Baben bằng máy tính điện tử thì trong 5550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người.

Sang thế kỉ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mô chiến tranh mở rộng không bao giờ hết, chiến trường bao trùm cùng lúc trên lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá và sức hủy diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khó lường được hết.

Chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là những cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử lồi người. Có thể thấy rõ quy mơ của hai cuộc chiến tranh thế giới qua những số liệu sau:

Chiến tranh thế

giới I Chiến tranh thếgiới II - Số quốc gia tham chiến

- Số người bị động viên vào quân đội (triệu người)

- Những chi phí qn sự trực tiếp (tỷ đơ la)

33 74

208 72 1101384

Những sự phá hoại khủng khiếp:

Chiến tranh và những hậu quả của nó như một nghịch lí lớn trong lịch sử tiến hóa nhân loại. Hầu như những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất đều dùng cho các mục đích qn sự - chính trị. Nói cách khác, chiến tranh đã thu hút, tập trung cao nhất những nỗ lực sức người, sức của, những phương tiện và thành tựu khoa học - kĩ thuật. Theo đó, sự tàn phá của chiến tranh ngày càng mang tính tàn sát và hủy diệt.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) lần đầu tiên xuất hiện xe tăng và máy bay. Các vũ khí và phương tiện quân sự được cải tiến không ngừng, đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời các loại xe tăng thiết

giáp nặng hơn nhưng cơ động hơn, các loại máy bay bay cao hơn, xa hơn và mang nặng hơn: lần đầu tiên xuất hiện rađa, tên lửa và nhất là vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đã dùng đến bom nguyên tử.

Trước hết là về sinh mạng con người. Theo Pôn Kennơđi trong cuốn Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, chỉ trong cuộc chiến tranh "tổng lực 1914 - 1918" khoảng 8 triệu người đã chết trong các trận chiến, 7 triệu người nữa bị tàn phế lâu dài và 15 triệu người bị thương nặng, đại đa số những người này đang ở độ tuổi thanh xuân. Trong thảm họa đó, cái khơng thể đo được là nỗi thống khổ và sự xao động về tâm lí con người, tác động mạnh mẽ vào đời sống gia đình và xã hội. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, con số thương vong tăng lên gấp bội. Chỉ riêng số người chết đã lên tới hơn 50 triệu người, trong đó nhiều dân tộc phải gánh chịu những tổn thất cực kì nặng nề.

Hai cuộc chiến tranh thế giới còn gây ra những thiệt hại khổng lồ về của cải vật chất và tài sản văn hóa khơng sao kể xiết. Thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy xí nghiệp cùng bao cơng trình lịch sử và văn hóa của các dân tộc bị phá hủy. Đất nước Xô viết bị tàn phá nặng nề nhất: 1710 thành phố, hơn 70 nghìn làng, gần 32 nghìn nhà máy xí nghiệp, 65 nghìn kilơmet đường sắt đã bị phá hủy. Tính chung, thiệt hại vật chất lên tới 679 tỉ rúp. Những giá trị văn minh của lồi người bị chà đạp thơ bạo, chà đạp lên những quyền cơ bản, những giá trị thiêng liêng của các dân tộc và nhân phẩm danh dự của con người.

Ở châu Á, bọn phát xít cịn tàn sát và gây ra nạn đói khủng khiếp với bao cái chết thê thảm. Chỉ trong một tháng, hơn 30 vạn dân lành tay không tấc sắt đã bị giết ở Nam Kinh (Trung Quốc). Hai triệu người Việt Nam bị chết đói dưới ách thống trị của Nhật - Pháp trong những năm chiến tranh. Tội ác của chúng đã vượt xa các thế lực xâm lược trước đây trong lịch sử.

Chiến tranh vẫn đang tiếp di€n:Cuộc chiến tranh thế giới 1939 - 1945

vừa chấm dứt chưa được bao lâu, các dân tộc lại phải trải qua tình trạng đầy căng thẳng của "chiến tranh lạnh" với những cuộc chạy đua vũ trang cực kì tốn kém sức người, sức của. Một lần nữa, những tiến bộ khoa học - kĩ thuật hiện đại nhất của văn minh nhân loại, những nguồn tài nguyên và tiền của khổng lồ lại ném vào việc tìm tịi, chế tạo những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh có sức tàn phá, hủy diệt chưa từng thấy.

Sau gần nửa thế kỉ chạy đua vũ trang tốn kém và mệt mỏi, các dân tộc đã rút ra được nhiều bài học. Nền văn minh của nhân loại, mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu dựa trên phương thức cùng nhau chung sống hịa bình, hợp tác phát triển và cạnh tranh trong kinh tế, bình đẳng và cùng có lợi.

Ngày nay, thời kì chiến tranh lạnh đã kết thúc, hịa bình thế giới được củng cố. Nhưng do nhiều nguyên nhân như những tranh chấp về sắc tộc, tơn giáo và lãnh thổ... hịa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí xung đột quân sự, nội chiến đẫm máu đã kéo dài nhiều năm ở nhiều quốc gia. Tại những nơi đó, dân chúng lại đổ máu và điêu linh, những giá trị văn minh lại bị hủy diệt không thương tiếc. Những cuộc xung đột vùng Trung Đông và các nước A rập,

nhiều cuộc nội chiến liên miên tại nhiều nơi, nạn diệt chủng của chế độ Khơme đỏ, những vụ tranh chấp biên giới... để lại bao hậu quả nặng nề về sinh mạng, tài sản và tinh thần của người dân.

Cho tới nay, tiếng súng vẫn nổ ở nơi này, nơi khác trên hành tinh và khó có thể biết tới bao giờ mới chấm dứt hồn tồn. Đó chính là điều cảnh báo đối với lồi người, đối với nền văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 58 - 60)