CPTPP tức TPP-11 được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay,
CTPP với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10.000 tỉ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới
(so với TPP gồm 800 triệu dân, 40% GDP và hơn 30% thương mại toàn cầu).
Kế thừa tinh thần TPP, CPTPP là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch,
CPTPP là kết quả sự nỗ lực vượt qua chính mình của 11 thành
viên TPP, khẳng định xu hướng tiếp tục của tự do hóa thương mại đầu tư quốc tế sau khi Mỹ tuyên bố rút lui khỏi TPP và gia tăng các động thái bảo hộ, gây nhiều quan ngại và sự phản đối trên thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ.
CPTPP gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự cấp thiết và quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
CPTPP khi có hiệu lực sẽ thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia.
Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.
CPTPP là dạng hiệp định mở, bất cứ nước nào mong muốn tham gia đều được hoan nghênh.
Thực tế cho thấy, chủ trương "Nước Mỹ trước tiên" không phải là một nước Mỹ cô lập, mà luôn cần thu hút đầu tư nước ngoài và khai thác thị trường quốc tế để tiếp tục phát triển và cải thiện việc làm. Tham gia TPP hay CPTPP và thị trường châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn luôn có lợi cho kinh tế và tạo lập đồng minh chiến lược đối với Mỹ.
Bởi vậy, Tổng thống Mỹ Trump đã hai lần tuyên bố để ngỏ khả năng tham gia trở lại TPP, dù nhấn mạnh cần điều kiện thương lượng mới có lợi hơn cho Mỹ (tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 01/2018 và tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ô-xtrây-li-a sau cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence
và Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ cũng phát tín hiệu về khả năng quay lại TPP trong bối cảnh mới.
Thậm chí, 25 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa của Mỹ còn ký “tâm thư” kêu gọi Tổng thống quay lại đàm phán TPP. Những động thái Mỹ có thể quay lại TPP và triển