Kalmar vào làm việc
Trạm biến áp được cấp nguồn 22kV được lấy từ lưới điện thông qua hệ thống tang quấn cáp. Qua cầu chì F1 bảo vệ quá dòng, chịu được dòng lên tới 200A. Hệ thống đèn có chức năng cảnh báo chạm pha, nếu không xảy ra sự cố gì thì cầu dao Q0 sẽ được đóng, cấp nguồn 22kV cho phía sơ cấp của máy biến áp và được hạ xuống 0.4kV phía thứ cấp.
Trạm biến áp có 2 hệ thống đèn chiếu sáng 15.A + TR1 – 8E1 và 15.A + TR1 – 8E2 được đặt tại 2 bên của phòng, công tắc 15.A + TR1- 8S1 được đặt ở ngay cửa ra vào giúp người vận hành thuận tiện trong việc bật/tắt đèn chiếu sáng. Cảm biến nhiệt độ 16.A + TR1 – 5B2 được đặt tại cửa phòng, có chức năng thu thập và đo nhiệt độ phòng, gửi tín hiệu về bộ PLC để tự động xử lý sự cố. Nếu nhiệt độ trong phòng tăng cao, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến PLC cấp nguồn cho quạt 16.A + TR1 – 4M2 hoạt động làm mát phòng. Qua đó đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm của phòng cũng như máy biến áp luôn trong tình trạng ổn định.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua với sự chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS Hoàng Xuân Bình và kiến thức đã được học em đã hoàn thành cuốn đồ án “Phân tích trang bị điện cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar” này.
Trong đồ án này em đã thực hiện được những vấn đề sau:
- Khái quát chung về cầu trục QC hãng Kalmar cảng Vip Greenport.
- Phân tích trang bị điện hệ thống cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar - Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC
của hãng Kalmar vào hoạt động
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bản đồ án của em không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Hoàng Xuân Bình, Trang bị điện – điện tử các máy công nghiệp,
NXB Hàng Hải, Hải Phòng – 2014.