Bệnh sinh bệnh lao

Một phần của tài liệu A17 Lao (Trang 26 - 29)

Câu 1. Sự khác biệt cơ bản trên hình ảnh Xquang của lao tiên phát và lao hậu

tiên phát là:

A.Vị trí tổn thương, phá hủy, lan tràn.

B. Vị trí tổn thương, phá hủy, hạch rốn phổi. C. Vị trí tổn thương, xơ, lan tràn.

D. Vị trí tổn thương, phá hủy, tràn dịch màng phổi. Đáp án: B.

Câu 2. Kết quả test Tuberculin ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thường

là: A. Dương tính mạnh. B. Dương tính vừa. C. Dương tính yếu. D. Âm tính. Đáp án: D.

Câu 3. Trực khuẩn lao sẽ như thế nào khi ở tổ chức hoại tử bã đậu:

A. Phát triển mạnh. B. Phát triển trung bình. C. Ngừng phát triển. D. Chết.

Đáp án: D.

Câu 4. Trực khuẩn lao có thể tổn tại như như thế nào sau lao tiên phát:

A. Loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. B. “Ngủ” ở một số tổ chức.

C. Sinh sản mạnh tại chỗ. D. Sinh sản trung bình tại chỗ. Đáp án: B.

Câu 5. Sự lan tràn của vi khuẩn lao trong lao tiên phát thường theo những

đường nào dưới đây:

A. Phế quản và mạch máu. B. Phế quản và bạch huyết. C. Máu và bạch huyết. D. Phế quản và tiếp cận. Đáp án: C.

Câu 6. Tiến triển chủ yếu của lao tiên phát là:

A. Tự khỏi.

B. Khỏi để lại nhiều di chứng. C. Gây lao hậu tiên phát. D. Nhiều biến chứng. Đáp án: A.

Câu 7. Sự lan tràn của vi khuẩn lao trong lao hậu tiên phát thường theo những

đường nào dưới đây:

A. Phế quản và mạch máu. B. Phế quản và bạch huyết. C. Máu và bạch huyết. D. Phế quản và tiếp cận. Đáp án: D.

Câu 8. Nhiễm lao là tình trạng nào sau đây:

A. Có vi khuẩn lao trong cơ thể, có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

B. Không vi khuẩn lao trong cơ thể, có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

C. Có vi khuẩn lao trong cơ thể, không có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

D. Không có vi khuẩn lao trong cơ thể, không có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

Đáp án: C.

Câu 9. Bệnh lao là tình trạng nào sau đây:

A. Có vi khuẩn lao trong cơ thể, có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

B. Không vi khuẩn lao trong cơ thể, có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

C. Có vi khuẩn lao trong cơ thể, không có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

D. Không có vi khuẩn lao trong cơ thể, không có biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên Xquang.

Đáp án: A.

Câu 10. Cơ chế lao ngoài phổi chủ yếu là :

A. Tái nhiễm ngoại lai.

B. Lao tiên phát tiến thẳng đến lao hậu tiên phát. C. Tái hoạt động nội lai.

D.Lao tiên phát. Đáp án: C.

Câu 11. Cơ chế bệnh sinh gây sút cân trong bệnh lao chủ yếu do:

A. Nhiễm trùng. B. Dinh dưỡng kém.

C. Tác động của các cytokine. D. Lo lắng, mất ngủ.

Đáp án: C.

Câu 12. Cơ chế tổn thương lao phổi hay gặp ở vùng cao của phổi chủ yếu do

yếu tố nào sau đây:

A. Phân bố nhiều bạch mạch. B. Phân bố nhiều mạch máu. C. Phân áp ô xy cao.

D. Phân áp trong phế nang cao. Đáp án: C.

Câu 13. Xét nghiệm AFB đờm ở bệnh nhân lao tiên phát thường là:

A. Tỷ lệ dương tính thấp. B. Tỷ lệ dương tính trung bình. C. Tỷ lệ dương tính cao.

D. Âm tính. Đáp án: C.

Một phần của tài liệu A17 Lao (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w