Hiệu ứng vòm tuyết” (snow dome effect)::
• Theo quan niệm châu Âu, một thế giới có tính đồng nhất tức là
tiên kiến được, kiểm soát được, hiểu biết được, tại đó các tai ách của thiên nhiên, nạn dịch hạch, tình trạng nổi dậy trong xã hội, các hình thức hỗn loạn khác…, tất cả chỉ là biểu hiện lệch lạc, sai trái của một thế giới vốn có kỷ cương và trật tự. Thế giới ấy nếu có bị rung chuyển dưới bàn tay của định mệnh thì rồi lại trở về với thứ trật tự quá tỷ mỷ của nó dưới một vòm nóc vững vàng, chắc chắn, được duy trì bằng khoa học, tôn giáo và nhà nườc.
• Quyết định luận do La Place công bố đầu thế kỷ 20 cho rằng
thực chất tương lai chỉ là sự kéo dài thêm quá khứ mà thôi, nhờ toán học có thể biết trước được hết thảy mọi việc sẽ diễn ra miễn là biết rõ các điều kiện hiện hữu ở một thời điểm trước đó để dự phóng (projecting) vào tương lai (cơ sở triết học của Modelling)
NGUYỄN ĐÌNH HÒE 12.2012
31
31
• Trong các hệ động lực phi tuyến, mọi việc không bao giờ diễn
ra 2 lần theo cùng một cách thức. Mỗi thay đổi dù nhỏ xíu ở biến lượng này cũng sẽ gây ra những thay đổi ở các biến lượng khác, vì lẽ các biến lượng đều tác động qua lại thường xuyên, đều thay đổi trong thế đối ứng lẫn nhau. Lorenz khám phá được rằng các hệ động lực phi tuyến đều chứa đựng tràn ngập tiềm năng sáng tạo và năng lực nhạy cảm trước những cái mới,…và có nghĩa là bất cứ điểm nào (của hệ thống) cũng có thể bị sự thay đổi xâm nhập.
Người ta không thẻ tắm 2 lần (như nhau) trên cùng một dòng sông.
• Cái gì tạo ra phương thức (tự tổ chức trật tự) và duy trì hệ
thống? Đó là các biến lượng trong hệ thống bị hút vào nhau và tác động lẫn nhau theo một cách thức duy nhất
NGUYỄN ĐÌNH HÒE 12.2012
32
32