Khoảng thời gian hiệu chuẩn

Một phần của tài liệu ĐỘNG CƠ HẠNG NẶNG - ĐO PHÁT THẢI KHÍ TỪ KHÍ THẢI THÔ VÀ PHÁT THẢI HẠT SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHA LOÃNG MỘT PHẦN DÒNG THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN THỬ CHUYỂN TIẾP (Trang 41 - 43)

7. Thiết bị đo hạt 1 Yêu cầu kỹ thuật

7.3.4. Khoảng thời gian hiệu chuẩn

Thiết bị phải được hiệu chuẩn theo yêu cầu của quy trình kiểm tra nội bộ hoặc của nhà sản xuất thiết bị.

Phụ lục A

(quy định)

Xác định sự tương đương của hệ thống

Theo 5.2, các hệ thống hoặc bộ phân tích khác (được trình) có thể được chấp nhận nếu chúng cho ra các kết quả tương đương. Việc xác nhận tính tương đương của hệ thống phải dựa trên việc nghiên cứu sự tương quan của tập hợp bảy cặp mẫu (hoặc lớn hơn) giữa hệ thống được trình và một trong các hệ thống chuẩn được chấp nhận theo Tiêu chuẩn này sử dụng chu trình thử thích hợp. Tiêu chí tương đương được áp dụng phải qua bài kiểm tra thống kê dành cho những nhóm nhỏ của hai bên. Phương pháp thống kê phân tích giả thiết rằng giá trị phân bố trung bình đối với phát thải đo được bằng hệ thống được trình không sai khác giá trị phân bố trung bình đối với phát thải đo được bằng hệ thống chuẩn. Giả thiết phải được thử trên cơ sở mức ý nghĩa 1 % của giá trị t. Các giá trị t đối với bảy đến 10 cặp mẫu được đưa ra trong Bảng A.1. Nếu giá trị τ tính toán được theo Phương trình A.1 lớn hơn giá trị t tra bảng, hệ thống được trình không tương đương.

Phải theo quy trình sau đây. Chữ R và C một cách tương ứng nói đến hệ thống chuẩn và hệ thống được trình.

a) Tiến hành ít nhất bảy phép thử với hệ thống chuẩn và hệ thống được trình. Tốt nhất là được vận hành song song. Số lượng phép thử có liên quan là nR và nC.

b) Tính toán các giá trị trung bình xR và xC và các sai lệch chuẩn sR và sC. c) Tính toán giá trị τ như sau:

(A.1)

d) So sánh giá trị τ với giá trị t tra bảng ứng với số lượng phép thử tương ứng được cho trong Bảng A.1. Nếu chọn kích cỡ mẫu lớn hơn, tính toán số bậc tự do (nC + nR - 2) và giá trị t được lấy từ các bảng thống kê đối với mức ý nghĩa 1 % (độ tin cậy 99 %).

Bảng A.1 - Giá trị t đối với các kích cỡ mẫu được chọn

Kích cỡ mẫu Số bậc tự do giá trị t

7 12 3,055

8 14 2,977

9 16 2,921

10 18 2,878

e) Xác định tính tương đương như sau:

3) Nếu τ ≥ t thì hệ thống được trình khác hệ thống chuẩn theo tiêu chuẩn này.

Phụ lục B

(quy định)

Xác định sai số lấy mẫu hệ thống

Công thức kinh nghiệm để ước tính sai số lấy mẫu hạt được phát triển bởi Belayaev và Levin[7], được công bố trong [8], đưa ra công thức sau đây cho sự thẩm thấu của hạt P khi được lấy mẫu từ dòng có lưu lượng lớn hơn bằng đầu dò lấy mẫu đồng trục:

(B.1) trong đó

ve là vận tốc khí trong ống xả, tính bằng mét trên giây; vp là vận tốc khí ở đầu lấy mẫu, tính bằng mét trên giây; St là số stock đối với hạt mục tiêu.

Các thông số đối với công thức B.1 phải được tính toán như sau: vận tốc khí trong ống xả:

(B.2) vận tốc khí ở đầu dò lấy mẫu

(B.3) Số stock (B.4) thời gian ra hạt (B.5) (B.6) ở đây

qmnew là lưu lượng khối của khí thải, tính bằng kilôgam trên giây;

e là mật độ khí thải, tính bằng kilôgam trên mét khối;

de là đường kính ống xả, tính bằng mét;

qmp là lưu lượng khối của mẫu, tính bằng kilôgam trên giây;

dp là đường kính đầu dò lấy mẫu, tính bằng mét;

PM là mật độ hạt, tính bằng kilôgam trên mét khối;

dPM là đường kính hạt, tính bằng mét;

Cc là hệ số trượt;

Độ nhớt động lực của khí thải, tính bằng pátxcan giây (Pa-s); Te là nhiệt độ khí thải, tính bằng kenvin.

Theo Tiêu chuẩn này, áp dụng các giá trị sau đây:

PM = 1000 kg/m3

Cc = 4,35

Thông tin thêm về các thông số này, xem [7] và [8] trong Thư mục tài liệu tham khảo.

Phụ lục C

(quy định)

Kiểm tra lưu lượng cácbon C.1 Yêu cầu chung

Tất cả dù chỉ một phần rất nhỏ cácbon trong chất thải là từ nhiên liệu và tất cả dù chỉ một phần tối thiểu cácbon có trong khí thải là CO2. Đây là cơ sở cho việc thẩm tra hệ thống dựa trên phép đo CO2. Lưu lượng cácbon đi vào hệ thống đo phát thải được xác định từ lưu lượng nhiên liệu. Lưu lượng cácbon tại các điểm lấy mẫu khác nhau trong chất thải và hệ thống lấy mẫu hạt được xác định từ nồng độ CO2 và lưu lượng khí tại các điểm đó.

Trong thử nghiệm này, động cơ tạo ra nguồn lưu lượng cácbon đã biết, việc thu nhận được cùng lưu lượng cácbon trong ống xả và tại đầu ra của hệ thống lấy mẫu PM một phần dòng thải đưa ra xác nhận về sự toàn vẹn, không rò rỉ và độ chính xác của phép đo lưu lượng. Phép kiểm tra này có ưu điểm là các thành phần hoạt động trong các điều kiện về lưu lượng và nhiệt độ thử động cơ thực. Lưu lượng cácbon được kiểm tra tại các điểm lấy mẫu thể hiện trên Hình C.1. Các công thức riêng cho lưu lượng cácbon tại mỗi điểm lấy mẫu như sau:

CHÚ DẪN: 1 Vị trí 1; a Không khí; 2 Vị trí 2; b Nhiên liệu; 3 Vị trí 3; c CO2 thô; 4 Hệ thống một phần dòng thải; d CO2 PFS; 5 Động cơ.

Hình C.1 - Các điểm đo đễ kiểm tra lưu lượng cácbon C.2 Lưu lượng cácbon vào động cơ (vị trí 1)

Lưu lượng cácbon theo khối vào động cơ đối với nhiên liệu CβHαOε được đưa ra là

(C.1)

ở đây qmf là lưu lượng nhiên liệu theo khối, tính bằng kilôgam trên giây.

Một phần của tài liệu ĐỘNG CƠ HẠNG NẶNG - ĐO PHÁT THẢI KHÍ TỪ KHÍ THẢI THÔ VÀ PHÁT THẢI HẠT SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHA LOÃNG MỘT PHẦN DÒNG THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN THỬ CHUYỂN TIẾP (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w