Công việc 7: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.

Một phần của tài liệu TM tram VP T6-2020 (Trang 30 - 32)

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 1 Cách tiếp cận:

5.7. Công việc 7: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.

- Quy mô: 150 hộ. - Thời gian: năm 2021

Nội dung 7: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái của việc nghiên cứu phát triển cây Trám đen và các sản phẩm từ Trám đen

Phân tích, đánh giá chi phí sản xuất đầu vào, đầu ra để đánh giá hiệu quả kinh tế; so sánh với các loại cây trồng khác để thấy được hiệu quả kinh tế.

Đặt cây trám và các sản phẩm từ trám trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh để đánh giá mối liên quan và những đóng góp về mặt xã hội, môi trường của cây trám và các sản phẩm từ trám.

Nội dung 8: Đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách duy trì và phát triển mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trám đen.

Phân tích, đánh giá, lựa chọn thông tin hữu ích từ các nội dung nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiện trạng, những thuận lợi, khó khăn, đồng thời dự báo tình hình, để đề xuất các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.

Dự thảo, phân loại, sắp xếp các giải pháp hoặc nhóm giải pháp theo thứ tự ưu tiên thực hiện.

Thảo luận và kết luận đề xuất các giải pháp.

Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu theo dõi cây con trong vườn ươm:

Theo dõi 10 cây liên tiếp trong ô thí nghiệm

- Tỷ lệ ghép sống: Đếm số cây ghép sống, tính % so với tổng số cây Theo

dõi

- Tỷ lệ nảy mầm: Đếm số cây ghép (Mầm ghép) nảy mầm, tính % so với tổng số cây Theo dõi.

- Đường kính cành ghép: Đo tại gốc lá thứ nhất của cành ghép, đo bằng thước kẹp

- Chiều cao cành ghép: Đo từ vị trí ghép đến vị trí cao nhất của cành ghép. - Số lá cành ghép: Đếm số lá thật trên cành ghép

- Tỷ lệ xuất vườn: Tính số cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn trong ô thí nghiệm, tính % so với tổng số cây trong ô thí nghiêm.

Theo dõi theo đường chéo 5 điểm trên ô, khu thí nghiệm; Mỗi điểm 5-10 cây.

- Tỷ lệ cây sống sau trồng 3 tháng, 12 tháng, 24 tháng. Tính số cây sống (chết). Tính % cây sống so với tổng số cây theo dõi;

- Đường kính thân: đo tại vị trí cành vết ghép 1 cm. - Rộng tán: đo 2 chiều vuông góc, lấy giá trị trung bình - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất tới vị trí cao nhất. - Số cành cấp 1: đếm số cành mọc trên thân chính

- Tình hình sâu, bệnh hại chính: Tỷ lệ cậy bị sâu, bệnh hại chính, tính % cây bị hại/ tổng số cây theo dõi.

- Năng suất thực thu (kg): Cân tổng số quả thực thu/cây/quy ra năng suất ô thí nghiệm, năng suất /ha

- Đánh giá chất lượng quả:

+ Khối lượng quả: cân ngẫu nhiên 100 quả, lấy giá trị trung bình

+ Kích thước quả: lất ngẫu nhiên 10 quả đo chiều dài, đường kính (cm) + Tỷ lệ cùi (ăn được): lấy ngẫu nhiên 10 quả, cân khối lương 10 quả (M), tách riêng cùi và hạt, cân khối lương cùi 10 quả (m), Tỷ lệ ăn được (T%) = m/M.100

+ Xác định màu sắc vỏ quả bằng máy đo cầm tay NR3000 + Xác định độ cứng quả bằng máy đo cầm tay

+ Xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng chiết quang kế điện tử.

+ Đánh giá chất lượng cảm quan: Chất lượng cảm quan quả trong quá trình

tồn trữ được đánh giá bằng phương pháp cho điểm thị hiếu theo TCVN 3215-79 với thang điểm từ 1 – 5 đối với 4 chỉ tiêu: hình thức bên ngoài quả, mùi và vị quả, trạng thái bên trong quả.

* Các chỉ tiêu sinh hóa: Phòng Thí Nghiệm Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng.

+ Hàm lượng đường tổng số (%): phương pháp xác định theo TCVN 4594- 88

+ Hàm lượng vitamin C (mg%): phương pháp xác định theo TCVN 6427- 2:1998

+ Hàm lượng Axít hữu cơ tổng số (%): phương pháp xác định theo TCVN 5483:2006

+ Hàm lượng Protein (%): phương pháp xác định theo TCVN 10791:2015 (PP – KJELDAHL)

*Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất: được phân tích tại Phòng Thí Nghiệm Viện

nghiên cứu và Phát triển Vùng.

+ Mùn tổng số (OC) (%): Phương pháp xác định theo TCVN 8941:2011 + pHKCl : phương pháp xác định theo TCVN 6492-2011

+ N tổng số (%): phương pháp xác định theo TCVN 6498:1999 + P tổng số (%): phương pháp xác định theo TCVN 8940:2011 + K tổng số (%): phương pháp xác định theo TCVN 8660:2011

+ N dễ tiêu (mg/100g): phương pháp xác định theo TCVN 5255-2009 + P dễ tiêu (mg/100g): phương pháp xác định theo TCVN 8559-2010 + K dễ tiêu (mg/100g): phương pháp xác định theo TCVN 8662:2011

Tính mới, tính sáng tạo:

* Tính mới, tính sáng tạo của đề tài:

Nghiên cứu phát triển bền vững cây trám đen một cây trồng đặc sản, có giá trị hàng hóa, giá trị kinh tế cao là hướng đi mới, góp phần khai thác tiềm năng trám đen, làm cơ sở để lựa chọ cây trồng thích hợp phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người dân vùng bán sơn địa tỉnh vĩnh phúc

Tuyển chọn cây trội, nhân giống bằng phương pháp ghép, trồng mới bằng cây ghép là giải pháp kỹ thuật mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng trám đen tại vùng bán sơn địa tỉnh vĩnh phúc.

Để phát triển bền vững cây trám đen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu còn kế thừa các kết quả

Một phần của tài liệu TM tram VP T6-2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w