Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm gồm các bước sau:
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm , kiểm tra lại khổ vải và ký hiệu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác mẫu và biểu cắt bán thành phẩm.
Collected
- Xoa phấn lên bản giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt thành từng mảng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số, bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm. Quản lý tốt được được khâu này sẽ tạo tiền đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Mặt khác, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dụng... do vậy khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy.
Để đánh giá công việc của phân xưởng cắt ta hãy xem bảng tổng kết tình hình chất lượng bán thành phẩm trong 4 năm qua.
Biểu số 2.15: Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt.
Cổ Túi Cạp quần Tay Thân áo Thân quần
Năm chữa Sửa được Phế phẩm chữa Sửa được Phế phẩm chữa Sửa được Phế phẩm chữa Sửa được Sửa chữa được Sửa chữa được 2001 4.500 380 3.800 295 2.780 421 3.745 2.890 1.951 2002 4.230 319 3.451 226 2.511 403 3.545 2.156 1.832 2003 3.980 257 3.002 219 2.257 389 3.131 2.087 1.688 2004 3.277 216 2.868 198 2.085 334 3.029 1.986 1.455 Do đặc điểm của công việc cắt ở phân xưởng là nếu bán thành phẩm bị cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại theo cỡ nhỏ hơn, nếu trong trường hợp lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển được sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm. Số phế phẩm này sẽ được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bản hỏng sau đó trình bày với phó giám đốc phụ trách phân xưởng để yêu cầu thủ kho cung cấp vải mới thay thế. Đối với các bán thành phẩm như thân áo, tay áo, thân quần bộ phận cắt luôn kết hợp và chuyển sang các bộ phận khác phục vụ công việc hoàn thiện sản phẩm. Do vậy, đối với những loại bán thành phẩm như thế này hầu như không có phế phẩm hoặc nếu có là rất ít không đáng kể.
Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy tỷ lệ bán thành phẩm hỏng phải sửa chữa cũng như tỷ lệ phế phẩm là chấp nhận được và ngày càng thể hiện được sự cải thiện. Tuy
Collected
nhiên, về chất lượng bán thành phẩm cắt để phục vụ tốt cho công đoạn may thì vẫn cần phải được nâng cao hơn nữa vì các bán thành phẩm vẫn chưa được cắt chính xác tuyệt đối mà thường cắt quá rộng hoặc quá hẹp so với paton (mẫu). Các bán thành phẩm này tuy không bị coi là phế phẩm nhưng đã gây không ít khó khăn cho phân xưởng may thậm chí còn làm giảm chất lượng thành phẩm may.
Số lượng vải cắt theo qui định đối với từng loại vải đã được ghi rõ theo như hướng dẫn tác nghiệp của phòng kỹ thuật. Thông thường đối với loại vải khó cắt thì một máy cắt có thể cắt 30- 40 lớp vải, còn vải dễ cắt thì được 80- 100 lớp. Các lô vải thường dài 20 m với khổ rộng 1,5 m. Tuy nhiên, do nhu cầu của tiến độ công việc cần gấp cũng như thói quen làm ẩu của một số công nhân đã không tuân thủ về số lượng cắt, đã cho cắt với quá nhiều lớp vải dẫn đến bán thành phẩm cắt bị xô lệch, nhăn dúm, đường cắt không đảm bảo đúng. Số lượng công nhân cắt các năm gần đây thường vào khoảng trên 100 người với bậc thợ trung bình 2,8. Phân xưởng cắt luôn có quản đốc là người có kinh nghiệm, có bậc thợ từ bậc 4 trở lên.
Chính nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty, phân xưởng cắt đã được trang bị những máy móc công nghệ cắt hiện đại và đã nâng cao chất lượng bán thành phẩm, điều này được thể hiện rõ trong năm 2004 với tỷ lệ bán thành phẩm cắt hỏng giảm 0,92%, phế phẩm giảm 0,084%. Đây có thể được coi là thành tích cao nhất mà phân xưởng cắt đạt được trong nhiều năm qua.