Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Lê Trực doc (Trang 49 - 53)

may Lê Trực.

* Đặc điểm về máy móc thiết bị.

Công ty mới đi vào hoạt động riêng từ năm 2000 nên phần lớn máy móc thiết bị còn khá mới và hiện đại. Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc.. để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, tại các phân xưởng của công ty có hàng trăm máy may công nghiệp, máy là, máy cắt, máy thêu hiện đại. Ngoài ra, còn có những dây chuyền sản xuất được nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản, Đức.

Trong năm vừa qua, công ty đã chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới đây là bảng kiểm kê tình hình máy móc thiết bị của công ty trong năm 2004.

Biểu số 2.9: Danh mục máy móc thiết bị của công ty năm 2004.

STT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng

1. Máy may 1 kim “BROTHER” Đức 203

Collected

2. Máy may 1 kim “JUKI” Nhật 224 3. Máy may 1 kim “SUNSTAR” Nhật 107 4. Máy may 2 kim “BROTHER” Đức 90 5. Máy may 2 kim “SUNSTAR Nhật 70 6. Máy may 2 kim “JUKI” Nhật 96 7. Máy vắt sổ “JUKI” Nhật 25 8. Máy vắt sổ “PEGASUS” Nhật 32 9. Máy ép “MEX” Nga 35 10. Máy vắt sổ “SIRUBA” Nhật 26 11. Máy trần diễu Tiệp 27 12. Máy thùa tròn “JUKI” Nhật 27 13. Máy thùa tròn “MINEVA” Đức 08 14. Máy thùa tròn “RECCE – 104” Đức 06 15. Máy đính cúc “JUKI” Nhật 20 16. Máy đính cúc Hungari 04 17. Máy đính bọ “JUKI” Nhật 15 18. Máy đính bọ “BROTHER” Đức 05 19. Máy zic zắc “SINGER” Tiệp 06 20. Máy zic zắc “JUKI” Nhật 10 21. Máy vắt gấu “JUKI” Nhật 09 22. Máy vắt gấu Liên Xô 05 23. Máy dập cúc Nhật, Trung Quốc 18 24. Máy cắt vòng Nhật 15 25. Máy cắt vòng Đức 10 26. Máy cắt tay “KM” Nhật 20 27. Nồi hơi “NAOMOTO” Nhật 08 28. Cầu hút “NAOMOTO” Nhật 24 29. Là phom “VEIT” Đức, Trung Quốc 09 30. Máy xén bông Tiệp 06 31. Máy lạng lông “JUBOKING” Hồng Kông 06 32. Nồi hơi là phom Nhật, Việt Nam 04 33. Máy dò kim “SANKO” Nhật 05 34. Máy san chỉ Nhật 07 35. Máy nén khí Nhật 05 36. Máy cạp chun “KANSAI” Nhật 08 37. Máy khoan Đài Loan, Việt Nam 06 38. Máy mài hai đá Đài Loan 07 39. Máy đính nhãn “SUNSTAR” Nhật 08 40. Máy thêu “JAJIMA” Nhật 02

Collected

Giao nhận nguyên phụ liệu Cắt bán thành phẩm May Ghép TP Phối mẫu

Giác mẫu sơ đồ Sản xuất mẫu đối

41. Máy thêu Đức 02 42. Máy may mác Hàn Quốc 05 43. Máy ép chữ Mỹ 06 44. Máy cắt lót Hàn Quốc 05 45. Máy nẹp sơmi Trung Quốc, Việt Nam 21 46. Máy tra cạp quần Jean Đức 07 47. Máy giặt Hồng Kông, Nhật 20 48. Máy vắt Hồng Kông, Đài Loan 10 49. Máy sấy Đài Loan 15 50. Máy bổ cơi Nhật 30

Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc khác nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi xí nghiệp đều được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với trình độ công nghệ khá tiên tiến như vậy, công ty đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc thiết bị mới phù hợp với tiến độ chung của các nước phát triển, nhiều phương án công nghệ đang được tiếp tục xây dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động hiện đại vào để sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.

* Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất ra sản phẩm với khối lượng lớn, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần phải sản xuất hợp lý. Công ty cổ phần may Lê Trực là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn, đối tượng chế biến là vải và được cắt may thành các loại hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng có sự phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào chi tiết các loại mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả cỡ vóc cho từng mặt hàng có yêu cầu sản xuất kỹ thuật riêng về loại vải cắt, về công thức pha cắt cho từng cỡ vóc (quần, áo...), cả về thời gian hoàn thành cho nên các chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất trên cùng một loại dây chuyền (cắt, may) nhưng không được tiến hành cùng một thời gian. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và mức độ của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm từng mặt hàng khác nhau.

Với hàng may gia công, các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo quy trình công nghệ khép kín, bao gồm: nhận nguyên phụ liệu, giác mẫu sơ đồ, cắt, phối mẫu, may, là, đóng gói, nhập kho với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.

Biểu số 2.10: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của công ty cổ phần may Lê Trực.

Collected

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu băng truyền, liên tục. Sản phẩm được trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng của công ty có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau song tất cả đều phải trải qua một quy trình công nghệ trên. Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu tẩy, mài hoặc thêu trước khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài hoặc thêu.

Trong các bước để tạo ra thành phẩm thì công đoạn may sản phẩm từ bán thành phẩm cắt, thêu và ghép phụ liệu là quan trọng nhất. Đây là công đoạn mà người công nhân sử dụng kỹ thuật của mình để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Tính hợp lý và khoa học của quá trình may ảnh hướng lớn đến chất lượng sản phẩm.

Để hiểu rõ hơn từng công đoạn của quy trình công nghệ, ta sẽ xem xét cụ thể công việc của từng công đoạn đó:

 Công đoạn giao nhận nguyên phụ liệu: Vì là may gia công nên nguyên phụ liệu chủ yếu do khách hàng cung cấp. Công ty sẽ chịu trách nhiệm đưa nguyên phụ liệu đến từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng sẽ kiểm tra về số lượng, chủng loại vật tư sau đó tiến hành cân đối nguyên phụ liệu và bắt tay vào sản xuất.

Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu để chế thử mẫu mã giao cho khách hàng duyệt.

 Công đoạn giác mẫu sơ đồ: Sản phẩm mẫu đối sẽ được giác trên một sơ đồ với từng chi tiết nhỏ. Căn cứ vào sơ đồ này người công nhân có thể tiến hành các bước tiếp theo.

 Công đoạn cắt bán thành phẩm: Căn cứ vào mẫu sơ đồ, người công nhân tiến hành cắt thô (cắt lướt qua, chưa thành hình dạng cụ thể như trong sơ đồ mẫu) với các chi tiết phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, khéo léo và tiến hành cắt tinh (cắt luôn theo hình dạng như sơ đồ) đối với các chi tiết đơn giản.

Nếu khách hàng có yêu cầu thêu, in thêm thì số bán thành phẩm cắt sẽ được đem đi thêu, in.

Collected

 Công đoạn phối mẫu: Phối mẫu kích cỡ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

 Công đoạn may: Được phân công cho ba tổ tiến hành may chi tiết và may lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

 Công đoạn thu hoá sản phẩm: Công việc này do một người đại diện ở từng tổ đảm trách. Sau khi sản phẩm được hoàn thành người thu hoá sản phẩm có trách nhiệm kiểm tra hàng loạt, nếu phát hiện sai sót sẽ trả lại tổ sản xuất để khắc phục sửa chữa lại, còn nếu không có lỗi, người thu hoá sẽ chuyển sản phẩm đến khâu tiếp theo.

 Công đoạn giặt, mài, tẩy. là: Việc này cũng do một người ở tổ thực hiện.

 Công đoạn KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): Sản phẩm sau khi được giặt, tẩy, là sẽ được chuyển đến bộ phận KCS ở mỗi phân xưởng. Bộ phận này sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa sản phẩm xem sản phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng đề ra không trước khi đóng gói sản phẩm. Nếu sản phẩm nào khuyết tật thì sản phẩm đó sẽ bị mang trả lại cho người thu hoá sản phẩm, người này lại trả lại cho tổ sản xuất tiến hành sửa chữa hay may lại.

 Công đoạn đóng gói, nhập kho và chuẩn bị xuất xưởng: Là công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ.

Đối với mặt hàng FOB cũng bao gồm các công đoạn của quy trình công nghệ trên nhưng còn thêm khâu thiết kế và nguyên phụ liệu do công ty tự lo.

Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng là quy trình công nghệ khép kín, từng bộ phận chuyên môn hoá rõ rệt vì thế tiết kiệm được nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn mà công ty đã lên kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Lê Trực doc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)