1. Nguyên tắc hạch toán
TÀI KHOẢN 229 DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN 1 Nguyên tắc kế toán
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này chỉ áp dụng cho các đơn vị mà cơ chế tài chính cho phép trích lập dự phòng tổn thất tài sản.
b) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm:
- Dự phòng rủi ro cho vay: Là khoản dự phòng rủi ro cho những tổn thất có thể xảy ra đối với khoản cho vay của Quỹ (cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, ủy thác hoặc nhận ủy thác cho vay, hợp vốn hoặc nhận hợp vốn cho vay, hoạt động bảo lãnh tín dụng).
- Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do bên nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến Quỹ có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
- Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu khó có khả năng thu hồi.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
- Dự phòng tổn thất tài sản khác: Là khoản dự phòng cho các tài sản khác bị tổn thất theo quy định của cơ chế tài chính (các khoản đầu tư tài chính, khoản đầu tư khác,...).
c) Việc xác định các khoản dự phòng được phép trích lập, mức trích lập, sử dụng và hoàn nhập các khoản dự phòng phải tuân theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành của Quỹ và quy định pháp luật có liên quan.
d) Quỹ phải theo dõi chi tiết các khoản dự phòng theo quy định của cơ chế tài chính và yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong kỳ;
- Hoàn nhập các khoản dự phòng theo quy định của cơ chế tài chính (nếu có). Bên Có: Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản.
Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có.