phu sáng trong Thiền Môn Nhật Tụng, gồm Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni, Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú, Công Đức Bảo Sơn Thần Chú, Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú, Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni, Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn, Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn, Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú, và Thiện Nữ Thiên Chú.
trách tội ư?” Thứ tâm thái này chính là xem chư Bồ Tát như phàm phu, quả thật đại bất kính! Hiện thời chúng ta hiểu rõ, một câu Phật hiệu vốn khơng gì chẳng bao gồm. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tình và vơ tình, cùng viên mãn Chủng Trí”. Chúng sanh và Phật có cùng một Lý Tánh, Lý là Lý Thể, Tánh là Chân Như bổn tánh. Lý Thể chính là tồn thể pháp giới mà cũng là A Di Đà Phật, cũng là chư Phật Như Lai, cũng là hết thảy chúng sanh, cũng là chính bản thân ta. Sự thật đúng thực, niệm một câu Phật hiệu cũng chính là niệm Chân Như bổn tánh của chính mình. Bất luận kinh chú nào cũng đều nằm trong một câu Phật hiệu.
“Trì danh, tức Thỉ Giác hợp Bổn” (Trì danh chính là Thỉ Giác hợp với Bổn Giác): Khởi lên một niệm, niệm A Di Đà Phật chính là Thỉ Giác. Một câu danh hiệu A Di Đà Phật chính là Bổn Giác. Bổn Giác chính là Chân Như bổn tánh. Thỉ Giác hợp với Bổn Giác chính là chân thật tu hành.
“Thỉ Bổn bất nhị, sanh Phật bất nhị, cố nhất niệm tương ứng nhất niệm
Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật” (Thỉ Giác và Bổn Giác chẳng hai,
chúng sanh và Phật chẳng hai, nên một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật). “Tương ứng” là tương ứng với Lý, tương ứng với sự thật, tương ứng với toàn thể pháp giới. Đức hiệu của toàn thể pháp giới là A Di Đà Phật, niệm niệm lay tỉnh chính mình “hãy hợp làm một với pháp giới, hợp làm một với hết thảy chư Phật Như Lai, hợp làm một với hết thảy chúng sanh”. Đấy là tương ứng.
Trong đoạn trước, có nói tới “khí phận”, chẳng hạn như A Di Đà Phật từ bi, tâm địa của chúng ta cũng từ bi, liền tương ứng với khí phận từ bi của A Di Đà Phật. Hôm nay, qua đoạn kinh văn này, ta thật sự hiểu rõ, quý vị tương ứng với khí phận của A Di Đà Phật. Do Thỉ Giác và Bổn Giác chẳng hai, Tánh và Tướng như một, chúng sanh và Phật chẳng hai, Lý và Sự như một, nên khi niệm Phật, thấu hiểu, khế nhập cảnh giới này thì gọi là “đã đạt được khí phận của Phật”. Nếu hiểu rõ Lý thì nghi hoặc sẽ đoạn, đấy là chân tín, so với chánh tín lại cao hơn một tầng. Đấy là khế nhập khí phận của Phật.
(Kinh) Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương
quốc, vô sở chướng ngại. Thị cố hiệu vi A Di Đà Phật.