đơn vị Watt. Vật Lý Học hiện thời quan niệm ánh sáng chính là sự bức xạ điện từ (electromagnetic radiation), gồm những hạt photon (quang tử) chuyển động theo đồ thị hình sin (sinusoidal graph) nên để phân loại ánh sáng, người ta dùng đơn vị đo độ dài, gọi là wavelength (người Hoa dịch chữ này thành “ba trường”, cịn người Việt gọi là bước sóng), tức là khoảng cách giữa hai cực điểm (maximum) của đồ thị sóng. “Quang độ” được Hịa Thượng Tịnh Khơng nói ở đây chính là Ba Trường. Mắt con người chỉ thấy được những sóng ánh sáng có bước sóng từ 380 nanometres đến 760-780 nanometres (một nanometre là 1/1.000.000.000 mét). Những loại ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 380 nanometres sẽ gọi là “ánh sáng có bước sóng ngắn”, còn những loại ánh sáng có bước sóng dài hơn 780 nanometres gọi là “ánh sáng có bước sóng dài”.
bước sóng ngắn. Phật quang là viên mãn, bất cứ bước sóng ánh sáng nào cũng đều có thể thấy được. Vì thế gọi là “vơ chướng ngại”. Chúng sanh có duyên sâu với Phật, có thể đắc độ trong một đời. Những kẻ duyên cạn, [được Phật quang] giúp cho sâu thêm, kết duyên với kẻ vô duyên, ngẫu nhiên nghe được một tiếng A Di Đà Phật liền kết duyên. Chúng ta trong đời này may mắn gặp được Phật pháp, có duyên với Phật, lại dường như có duyên sâu đậm. Đã chín muồi hay chưa thì vẫn khơng dám nói, nhưng nếu muốn thành tựu trong đời này thì phải nỗ lực gắng cơng tín nguyện trì danh. Sở dĩ mọi người chẳng thể thấy được Phật quang mà cũng chẳng thấu hiểu công đức chân thật của Phật đều là do nghiệp chướng của chính mình sâu nặng nên chẳng thể hiểu thấu.
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng rất nhiều, trong kinh điển Đại Thừa đã nói các thứ pháp mơn và cách tu trì, khơng gì chẳng giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, phương pháp hữu hiệu nhất khơng gì hơn Niệm Phật! Trong niên hiệu Càn Long đời Thanh, pháp sư Từ Vân Quán Đảnh trước tác hết sức nhiều; trong bộ Quán Kinh Trực Chỉ, Sư đã nói người đời nghiệp nặng, tất cả kinh sám chẳng thể tiêu trừ thì đến cuối cùng dựa vào một câu Phật hiệu vẫn có thể tiêu trừ được. Chúng ta ngày nay nếu mong tiêu trừ nghiệp chướng, đoạn phiền não, diệt tội nghiệp, chẳng cần phải cầu nơi kinh chú khác, niệm A Di Đà Phật là đủ rồi. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm
tiếp nối”, nương theo đó để hành sẽ liền có thể đạt được hiệu quả. Chỉ cần đạt
được “tịnh niệm tiếp nối” thì tự nhiên sáu căn sẽ đều được nhiếp thọ.