Sự nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 50)

- Địa điểm: Tại UBND Xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên

4.3.Sự nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường

2 Lao động thương mại dịch vụ

4.3.Sự nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường

Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường trong xã nhìn chung còn hạn chế, đa số người dân chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng vứt rác, xả nước thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công cộng còn xảy ra ở nhiều nơi. Nhận thức của mọi người chưa cao vẫn còn tư tưởng coi nhẹ lợi ích của bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và vệ sinh môi trường nói riêng.

Quá trình phỏng vấn hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường (bảng 4.14) cho thấy kết quả như sau:

Bảng 4.14 : Hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường

Nội dung câu hỏi Trả lời Nội dung trả lời

Nguồn nước đang sử dụng của hộ gia đình? 8/60 (13,33%) Từ khe suối 18/60 (30%) Giếng khoan 32/60 (53,34%) Giếng đào 2/60 (3,33%) Nguồn khác… Khối lượng rác hộ

gia đình thải ra trên 1 ngày? 50/60 (83,33%) <5kg 2/60 (3,33%) 5 - 20kg 0/60 (0%) >20kg 8/60 (13,33%) khác Xử lý rác thải của hộ gia đình?? 36/60 (60%) Đốt 11/60 (18,33%) Chôn lấp 10/60 (16,7%) Vứt tự do 3/60 (5%) Phương pháp khác Chất thải trong chăn

nuôi được xử lý như thế nào? 16/60 (26,7%) ủ để làm phân 20/60 (33,33%) Bón trực tiếp 2/60 (3,33%) dùng làm nguyên liệu bioga 22/60 (36,7%) Không xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường

Đánh giá của người dân về môi trường

mình đang sinh

8/60 (13,33%) Bình thường 0/60 (0%) Có dấu hiệu ô nhiễm 7/60 (11,67%) Ý kiến khác Cần phải làm gì để

cải thiện vệ sinh môi trường khu vực???

32/60 (53,33%) Nhận thức, thói quen 5/60 (8,33%) Quản lý nhà nước

15/60 (25%) Thu gom rác thải 8/60 (13,33) Ý kiến khác

(nguồn: số liệu điều tra) Bên cạnh đó trong quá trình phỏng vấn các hộ gia đình trong xã đã đưa ra một câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời khi được phát động chương trình phân loại rác tại nguồn, câu trả lời được thể hiện ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về việc phân loại rác tại nguồn

Câu trả lời Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Sẵn sàng phân loại rác tại nguồn 42 70

Tham gia nếu được giảm phí vệ sinh 4 6,67 Không tham gia vì mất thời gian. 14 23,33

Tổng 60 100

(nguồn: số liệu điều tra)

4.4.Đề xuất giả pháp bảo vệ môi trương

- Khuyến khích người dân nên sử dụng nước sạch để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và người than.

- Vận động người dân xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh xa nguồn nước. - Tổ chức, vận động người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sống của mình.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của bản như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường…Tập hợp người dân tham gia đầy đủ và nhiệt tình.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, huấn luyện kỹ thuật nông nghiệp cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng đúng cách và hợp lý các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các bệnh thường gặp trên cây trồng và cách khắc phục.

- Hướng dẫn kỹ thuật tốt nhất cho người nông dân trong việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để họ làm chủ trên mảnh ruộng, nương rẫy của mình. Đó là con đường tốt nhất để giảm nỗi lo về môi trường, mà lợi nhuận kinh tế được tăng lên.

Công tác truyền thông, tuyên truyền:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe con người. Vận đông nông dân không sử dụng tùy tiện và thải bỏ bừa bãi các vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, các phương tiện và quần áo bảo hộ lao động trong khi phun các loại thuốc bảo vệ thực vật.Cấm đổ bừa bãi các loại dầu thải, nhớt và các phế phẩm nguy hại ra môi trường.

Ngoài việc tuyên truyền cho người nông dân ta có thể giáo dục tuyên truyền cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông trung học hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi nói chuyện, chuyên đề về những vấn đề môi trường, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến học sinh như vệ sinh cá nhân, thế nào là nước sạch… Hay những bức ảnh thể hiện ý tưởng, thông điệp giúp cho học sinh dễ hiểu hơn.

Tuy nhiên cần phải phân loại đối tượng truyền thông, nhằm đưa ra những biện pháp, phương thức truyền đạt phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng đối tượng.

Công tác thông tin đại chúng cần được duy trì thường xuyên, xóa bỏ dần tập quán lạc hậu trong lối sống, sinh hoạt, ăn, ở của người dân. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản suất, chăn nuôi gia súc, giữ gìn vệ sinh công cộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 50)