Phát triển tiểu, thủ công nghiệp (có dự án thành phần)

Một phần của tài liệu Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122 (Trang 25 - 27)

Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn đạt 600 tỷ đồng; giá trị gia tăng đạt 180 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 16%/năm; tạo việc làm mới cho 2.000 đến 2.500 lao động. Tập trung vào một số nghề chủ yếu như sau:

8.1. Nghề dệt may và thêu thổ cẩm: Duy trì sản xuất ổn định của các cơ sở dệt may và thêu thổ cẩm hiện có tại các địa bàn: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Liêm Phú, huyện Văn Bàn; Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả, Trung Chải, huyện Sa Pa; Cán Cấu ở Si Ma Cai; Bản Phố của Bắc Hà.

8.2. Nghề sản xuất mây, tre đan: Là tỉnh có lợi thế về nguyên liệu để sản xuất mây tre đan như tre nứa, song mây... tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn. Dự kiến giai đoạn 2011-2015, đầu tư tư mới các dự án: đầu tư HTX mây tre đan (thị trấn Phố Ràng, Tân Dương, Minh Tân) 30.000 sản phẩm/năm; sản xuất cót xuất khẩu tại thành phố Lào Cai; sản xuất mây tre đan 15.000 sản phẩm/năm tại thị trấn Khánh Yên - Văn Bàn; sản xuất mây tre đan 1.000 sản

phẩm/năm tại Liêm Phú - Văn Bàn; phát triển nghề sản xuất mây tre đan xã Hầu Thào; sản xuất mây tre đan 2.000 sản phẩm/năm tại thôn Lý Sơn, thị trấn Tằng Loỏng - Bảo Thắng.

8.3. Phát triển nghề nấu rượu đặc sản: Tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư mới các cơ sở chế biến rượu đặc sản như: HTX SX rượu Sin San, HTX tinh chế rượu Nậm Pung - Bát Xát; HTX tinh chế rượu Thanh Kim - Sa Pa; Công ty TNHH Thắng Ngân (rượu Cốc Ngù) - Mường Khương; HTX Vạn Lực (rượu ngô Cán Cấu - Si Ma Cai; Trung tâm Dạy nghề tư thục Phú Minh (rượu Làng Mới) Tả Phời – TP Lào Cai.

8.4. Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm - Chế biến nông sản, thực phẩm:

+ Đầu tư mở rộng nhà máy xay xát, đánh bóng gạo Séng Cù tại thị trấn Mường Khương và mở rộng nhà máy xay xát đánh bóng gạo Mường Vi, Bát Xát. Duy trì sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm thực phẩm tiêu biểu như đậu phụ, tương ớt, bún bánh…tại các địa phương.

+ Là tỉnh có vùng ngô hàng hóa lớn với sản lượng 65 - 70 nghìn tấn ngô/ năm. Để nâng cao giá trị sản phẩm và khai thác thế mạnh của nguồn nguyên liệu này, dự kiến xây dựng 01 dây chuyền chế biến tinh bột ngô 10.000 tấn/năm tại TP. Lào Cai.

+ Giai đoạn 2011-2015, tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng hoa quả, rau sạch, cây ôn đới; đồng thời, khuyến khích đầu tư kỹ thuật bảo quản và chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Dự kiến xây dựng 03 nhà máy chế biến rau quả với thiết bị công nghệ hiện đại đồng bộ (01 nhà máy tại TP. Lào Cai, 02 nhà máy đặt tại vùng rau quả trọng điểm là Sa Pa và Bắc Hà).

8.5. Chế biến gỗ

+ Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đáp ứng thị hiếu (bàn, ghế, tủ). Đi sâu phát triển các sản phẩm gỗ thủ công, các sản phẩm trang trí nội thất có tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao sử dụng gỗ rừng trồng. Khuyến khích mở rộng các cơ sở sản xuất mộc dân dụng hiện tại đi sâu sản xuất các mặt hàng cao cấp. Trong những năm tới, cần duy trì hoạt động sản xuất tại các cơ sở hiện có với tổng công suất khoảng 200 nghìn m3 gỗ nguyên liệu/năm. Đồng thời đầu tư mới các cơ sở sản xuất tại thành phố Lào Cai, các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát với tổng công suất 50 nghìn m3 gỗ nguyên liệu/năm.

+ Phát triển các cơ sở sản xuất gỗ theo hướng sản xuất các mặt hàng có chất lượng, bên cạnh đó đi sâu vào phát triển các sản phẩm gỗ thủ công, các sản phẩm trang trí nội thất có giá trị sử dụng cao (đèn, khung tranh, bình hoa,...)

+ Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ ở các huyện vùng cao để hình thành thị trường lâm sản, kích thích phát triển kinh tế lâm nghiệp.

8.6. Chế biến khác

Từng bước hỗ trợ đầu tư dây chuyền chế biến thịt đông lạnh, thịt chế biến sẵn, xúc xích, giăm bông,... Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lào Cai trong việc phát triển trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch và phát triển ổn định, vững chắc cần phối hợp với Viện Dược liệu tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu để khắc phục tình trạng khai thác tự nhiên và triển khai các dự án ưu tiên nhằm bảo tồn và phát triển nghề chế biến dược liệu (Dự án Bảo tồn và phát triển nghề chế biến nước tắm người Dao đỏ Tả Phìn; Dự án Phát triển nghề làm thuốc Bắc tại thị trấn Sa Pa phục vụ du khách).

8.7. Chế biến thuốc lá

Theo Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2015 có khoảng 2.000 ha trồng cây thuốc lá tại 04 huyện (Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai) với sản lượng từ 3.400 đến 3.600 tấn lá thuốc lá sấy khô. Để đáp ứng công đoạn sấy cần duy trì hoạt động 1.889 lò và đầu tư mới thêm khoảng 2.430 lò sấy cụ thể: huyện Bát Xát 550 lò; Mường Khương 750 lò; Si Ma Cai khoảng 550 lò; Bắc Hà 480 lò.

8.8. Sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ

Tập trung khuyến khích sản xuất gạch không nung và tổ chức khai thác đá, cát, sỏi tại các sông suối với quy mô nhỏ tại các địa phương có sẵn nguồn nguyên liệu, phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng cho các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao thông đi lại khó khăn.

Một phần của tài liệu Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w