Nhân viên bảo dưỡng và người giám sát

Một phần của tài liệu quy-chuan-viet-nam-qcvn-65-2015-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai (Trang 50 - 51)

II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

7.3 Nhân viên bảo dưỡng và người giám sát

7.3.1 Đào tạo

1 Nhân viên bảo dưỡng và người giám sát thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh phải có đủ kiến thức như quy định từ (1) đến (5) sau đây: (1) Cấu tạo và công dụng của các thiết bị cứu sinh;

(2) Phương pháp sử dụng các trang thiết bị dùng cho việc bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh;

(3) Văn bản hợp nhất mới nhất của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74), Bộ luật quốc tế về trang thiết bị cứu sinh (LSA), Nghị quyết A.761(18) và các văn kiện liên quan của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

(4) Các yêu cầu của chính phủ quốc gia mà tàu mang cờ;

(5) Các quy định và hướng dẫn liên quan đến kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị cứu sinh.

2 Quy trình đào tạo dưới dạng văn bản như yêu cầu trong 1.2.2 Chương 1 Phần này phải bao gồm các quy trình để học tập những kiến thức được quy định tại -1

7.3.2 Trình độ, kinh nghiệm và số lượng nhân viên

1 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị cứu sinh phải thoả mãn các yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm như sau:

(1) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về bảo dưỡng thiết bị cứu sinh do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền tổ chức;

(2) Có tối thiểu một năm kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị cứu sinh.

2 Giám sát viên, ngoài việc thoả mãn các yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm đối với nhân viên bảo dưỡng, phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị cứu sinh.

3 Yêu cầu tối thiểu về số lượng nhân viên bảo dưỡng và giám sát viên của một cơ sở bảo dưỡng thiết bị cứu sinh:

(1) Một nhân viên bảo dưỡng; (2) Một giám sát viên.

Một phần của tài liệu quy-chuan-viet-nam-qcvn-65-2015-bgtvt-bo-giao-thong-van-tai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w