1.1 Trách nhiệm của các cơ sở chế tạo, cơ sở cung cấp dịch vụ
1.1.1 Thực hiện đầy đủ các quy định về việc đánh giá cơ sở nêu trong Quy chuẩn này.
1.1.2 Chịu sự kiểm tra, đánh giá của Đăng kiểm Việt Nam phù hợp với các yêu cầu trong Quy chuẩn này.
1.1.3 Cung cấp đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu và trình Đăng kiểm xem xét đánh giá theo đúng quy định.
1.1.4 Cơ sở được đánh giá chịu trách nhiệm thanh toán phí và lệ phí đánh giá, cấp giấy chứng nhận theo các quy định hiện hành.
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt nam
1.2.1 Bố trí các Đăng kiểm viên có năng lực, đủ tiêu chuẩn để thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận phù hợp với các yêu cầu nêu trong Quy chuẩn này.
1.2.2 Triển khai các quy định của Quy chuẩn này đối với các cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ, chủ tàu; các đơn vị Đăng kiểm thuộc hệ thống Đăng kiểm Việt Nam trong phạm vi cả nước và các cá nhận có liên quan.
1.2.3 Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện áp dụng Quy chuẩn này.
1.2.4 Tổ chức hệ thống Đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, chứng nhận các cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phù hợp với các yêu cầu có liên quan thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.
1.2.5 Căn cứ yêu cầu thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
1.3 Kiểm tra thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học - Công nghệ) có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị có hoạt động liên quan.