Phân tích khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư mô hình kinh doanh set đồ tự nấu chè trà sữa kẹo nougat online (Trang 30 - 32)

5. CHIẾN LƯỢC MARKETING

5.1.1. Phân tích khách hàng mục tiêu

Về đặc điểm chung của đối tượng khách hàng B2C:

Tiêu chí

đánh giá

Đặc điểm

Thu nhập BCD

Đối tượng Sinh viên và người đã đi làm

Tuổi tác 18 - 28

Đặc điểm

- Chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm lý đám đông, dễ hòa vào trào lưu

- Mong muốn sự thỏa mãn nhanh chóng, tin tưởng nhiều vào bạn bè hơn là quảng bá doanh nghiệp

- Mua hàng ở các doanh nghiệp được coi là có đạo đức, quan tâm tới nguồn gốc sản phẩm

- Sẵn sàng chi trả để có trải nghiệm dịch vụ tốt hơn - Tiêu dùng trở thành một biểu hiện của bản sắc cá nhân

- Thích trải nghiệm thực tế, có niềm đam mê, yêu thích với nấu nướng và các sản phẩm Do It Yourself (DIY)

Hành vi - Tiếp cận hằng ngày với Internet

- Quen thuộc với xu hướng mua hàng nhanh, mua hàng trực tuyến Bảng 5.1.1: Đặc điểm khách hàng

Về hướng tiếp cận:

• Kênh tiếp cận: Các trang mạng xã hội và các thương mại điện tử.

• Cách tiếp cận: Xây dựng câu chuyện thương hiệu thật ý nghĩa xoay quanh sản phẩm và dùng micro-influencers.

Môn: Kinh t ế Đầu tư GVHD: Hu nh Hi n H i ỳ ề ả

30

5.1.2 Phân tích thị trường mục tiêu

Thị trường đồ ăn vặt tự nấu và quà tết ở TP. HCM:

- Có một số ít cá nhân cung cấp các set đồ tự nấu, tuy nhiên chưa có thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp.

- Chưa có dịch vụ cung cấp các set đồ tự nấu với chứng minh nguồn nguyên liệu rõ ràng, minh bạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Chưa có dịch vụ đóng gói thành các bộ quà để đem đi biếu Tết.

Thị trường thương mại điện tử tại TP. HCM:

- Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đã đưa thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

- Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, từ khi đại dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng mạnh. Năm 2020, có 70% người dân Việt Nam tiếp cận với Internet, 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng, tăng 28% so với năm 2019.

- Đặc biệt, tại Hà Nội và TP.HCM, hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm đến 70% tổng lượng giao dịch thương mại điện tử của cả nước.

31

Bên cạnh đó, theo báo cáo của We Are Social và Hootsuite cuối 2020, dân số Việt Nam đạt 96.90 triệu dân nhưng có tới 145.8 triệu thuê bao di động (150% so với dân số Việt Nam), 68.17 triệu người dùng Internet và 65 triệu người dùng mạng xã hội. Những con số “biết nói” này chứng tỏ độ thâm nhập của Internet vào đời sống người dân Việt Nam là vô cùng lớn. Tỷ lệ người Việt Nam sở hữu thiết bị di động là 94%, laptop/máy tính bàn là 65%, máy tính bảng là 32%.

Hình 5.1.2.2: Những trang web được người dùng truy cập nhiều nhất

Có tới 68.17 triệu người sử dụng Internet trên mọi thiết bị, trong đó thời gian một ngày mỗi người sử dụng Internet là6 tiếng 30 phút – hơn 1/4 thời gian trong ngày. Những website được sử dụng nhiều nhất xuất hiện những cái tên quen thuộc gồm Facebook, Instagram, Shopee, Tiki, Lazada,... Điều này chứng minh xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội và thương mại điện tử đang ngày càng tăng cao và chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống người Việt. Chính vì vậy, đối với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp quyết định tiếp cận khách hàng tiềm năng chủ yếu trên các trang mạng xã hội và thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư mô hình kinh doanh set đồ tự nấu chè trà sữa kẹo nougat online (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)