Hình 2.10: Thực trạng số dư nợ theo địa bàn kinh tế
Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình
Hình 2.11: Thực trạng số dư nợ xấu theo địa bàn kinh tế
Các dự án cho vay được phân theo 3 vùng kinh tế chính đó là vùng đặc biệt khó khăn; vùng khó khăn và địa bàn không ưu tiên. Đối với các Vùng đặc biệt khó khăn, các dự án vay vốn chủ yếu với mục đích xây dựng đường giao thông vào các khu trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp. Với đặc thù là khu vực miền núi do đó đường giao thông đang là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp chăn nuôi trong vùng. Trong giai đoạn từ năm 2015-2019 các dự án vay vốn ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn có xu hướng giảm dần từ 29% năm 2015 và năm 2016 giảm còn 25% năm 2017, và năm 2019 còn lại 17%. Số dư nợ của vùng này chiếm không quá 30% trong tổng số dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số dư nợ xấu của Quỹ qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 73%, năm 2016 là 61%, đến năm 2018,2019 lần lượt là 78% và 76%. Đặt biệt, nhóm vùng khó khăn không có dự án nào có nợ xấu. Nhóm địa bàn không ưu tiên là nhóm có số dư cho vay chủ yếu của Quỹ. Trong giai đoạn từ năm 2017-2019 chiếm từ 68%-77% trong tổng số dư cho vay tại Quỹ đồng thời tỷ lệ nợ xấu chiếm từ 22%-27% trong tổng số dư nợ xấu của Quỹ.
2.3. Thực trạng quản lý cho vay dự án thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển tại Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch
2.3.1.2. Kế hoạch cho vay của Quỹ giai đoạn 2015-2019
Bảng 2.10: Kế hoạch cho vay giai đoạn năm 2015-2019
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Số tiền giải ngân 21.500 27.300 40.000 51.000 55.000 2 Số dự án giải
ngân cho vay 12 13 16 17 14
3 Dư nợ cho vay 110.958 125.500 145.890 156.400 165.400
tính đều có xu hướng tăng qua các năm, tương ứng năm 2015 là 21.500 triệu đồng, năm 2017 là 40.000 triệu đồng, năm 2018 là 51.000 triệu đồng và năm 2019 là 55.000 triệu đồng. Năm 2019 tăng tương ứng gấp 2,5 lần so với năm 2015. Số dự án dự kiến cho vay chỉ giao động từ 12-17 dự án. Tổng dự nợ cho vay năm 2019 là 165.400 triệu đồng tăng 50.000 triệu đồng so với năm 2015.
2.3.1.2. Kế hoạch cho vay theo danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2019
STT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân 1 Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi
trường 3 12.000 5 16.300 6 25.000 5 29.000 5 42.000 2 Công nghiệp, công nghiệpphụ trợ 1 500 1 1.000 1 1.000
3
Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
2 2.000 1 2.000 1 4.000 1 3.000 1 2.000
4 Xã hội hóa hạ tầng xã hội 3 5.000 2 3.000 2 5.000 2 11.000 3 10.000
5 Lĩnh vực khác 1 2.000 2 5.000 2 5.000 3 7.000 1 1.000
Tổng 10 21.500 11 27.300 12 40.000 13 51.000 10 55.000
Bảng 2.11: Kế hoạch cho vay theo danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 – 2019
Căn cứ vào chiến lược định hướng hoạt động của UBND tỉnh Ninh Bình, Hàng năm Quỹ Đầu tư đã lập kế hoạch cho vay của Quỹ theo danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh để có thể phân bổ nguồn vốn cho vay theo mục đích vay vốn của các doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Qua bảng cho thấy, với mục đích vay vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn ước tính cho vay hàng năm của Quỹ chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số tiền giải ngân của Quỹ. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phá triển nông thôn; Công nghiệp phụ trợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Trong năm 2017-2019, Quỹ đã không đưa kế hoạch cho vay trong lĩnh vực công nghiêp, công nghiệp phụ trợ.
2.3.1.3. Kế hoạch cho vay theo quy mô dự án giai đoạn 2015-2019
Bảng 2.12: Kế hoạch cho vay theo quy mô dự án năm 2015-2019
ST
T Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân Số dự án Số tiền giải ngân 1 Trên 10 tỷ - 1 10.500 2 22.000 2 25.000 3 31.000 2 Từ 5 -10tỷ 1 7.000 1 5.000 2 10.500 1 5.000 2 10.000 3 Dưới 5 tỷ 9 14.500 9 11.800 8 7.500 10 21.000 5 14.000 Tổng 10 21.500 11 27.300 12 40.000 13 51.000 10 55.000
Song song với kế hoạch cho vay theo lĩnh vực, Quỹ cũng đã thực hiện lập kế hoạch cho vay theo quy mô dự án. Ước tính với các dự án có quy mô trên 10 tỷ càng ngày chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn cho vay của Quỹ. Năm 2015 Quỹ chưa có kế hoạch cho vay dự án trên 10 tỷ, nhưng sang năm 2016 đã có 1 dựa án và sang năm 2018 là 25 tỷ và năm 2019 là 31 tỷ. Những dự án có quy mô dưới 5 tỷ cũng chiếm tỷ lệ lớn về số dự án và kế hoạch giải ngân trong các năm của Quỹ. Cho thấy, nhu cầu về vay vốn đối với những dự án vừa và nhỏ trong tỉnh cao.
2.3.2. Thực trạng tổ chức cho vay
2.3.2.1. Hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ dự án cho vay
Giai đoạn này được các cán bộ phòng Tín dụng thực hiện. Sau khi có đơn đề nghị vay vốn của doanh nghiệp. Các CBNV phòng Tín dụng hướng dẫn đơn vị lập toàn bộ hồ sơ dự án theo danh mục của Quỹ cung cấp. Thu thập thông tin doanh nghiệp dự án, hồ sơ dự án. Sau khi doanh nghiệp cung cấp hồ sơ dự án theo danh mục mà Quỹ cung cấp. Cán bộ phòng Tín dụng - Ủy thác tiến hành kiểm tra, rà soát hồ sơ dự án của doanh nghiệp.
Bảng 2.13 : Thực trạng hồ sơ dự án của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019
STT Nội dung Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Hồ sơ xin vay vốn 13 15 14 14 11
2 Hồ sơ đủ điều kiện vay 5 8 9 10 8
3 Hồ sơ cần bổ sung hoàn thiện 8 7 5 4 3
4 Hồ sơ bị trả lại do không đủ điều kiện vay vốn 3 2 2 1 1
Tình trạng không hợp lệ của hồ sơ vay vốn: Doanh nghiệp vì muốn có được khoản vay từ Quỹ mà cố tình làm giả, làm sai lệch chứng từ, tài liệu nhằm lách luật, tạo lòng tin từ Quỹ hoặc do thiếu hiểu biết mà không thu thập được những tài liệu hợp lệ và đầy đủ. Và có trường hợp CBTD muốn hồ sơ được hoàn thiện nhanh chóng đã sửa chữa hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp. Năm 2015 có 8 trường hợp hồ sơ vay vốn khi cán bộ nhận hồ sơ phát hiện ra sai sót đã bị trả lại, năm 2018 có 4 trường hợp và năm 2019 có 3 trường hợp. Trong các hồ sơ vay vốn bị trả lại có một số trường hợp bổ sung đầy đủ và đúng còn một số trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điền kiện để vay vốn nên Quỹ đã từ chối cho vay.
2.3.2.2.Thẩm định dự án cho vay
Hình 2.12: Quy trình thẩm định tại Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình.
Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình
Thu thập tài liệu, xử lý số liệu
Thu thập tài liệu
Thẩm định số liệu trên báo cáo tài chính
Kiểm tra độ tổng quát: độ tin cậy, tính trung thực, hợp lý của BCTC.
Đánh giá chất lượng tài sản
Bảng 2.14: Kết quả phỏng vấn CBNV Quỹ về thực trạng thẩm định dự án cho vay
Câu hỏi: Anh/chị cho ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm định dự án
cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
1. Kiến thức chuyên môn, năng lực thẩm định, phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định.
0% 1 10% 3 30% 4 40% 2 20%
2. Quy trình nội dung và
phương pháp thẩm định 0% 1 10% 2 20% 4 40% 3 30% 3. Thông tin về khách hàng 0% 2 20% 1 10% 3 30% 4 40%
4. Hành lang pháp lý, cơ chế
chính sách nhà nước 1 10% 2 20% 3 30% 2 20% 3 30%
5. Môi trường kinh tế 3 30% 1 10% 3 30% 3 30% 0%
Nguồn: Quỹ ĐT phát triển Ninh Bình
Kết quả phỏng vấn 10 CBNV Quỹ về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm định dự án cho vay của Quỹ cho thấy: có tới 40% CBNV đồng ý cho rằng kiến thức chuyên môn, năng lực thẩm định, phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định; Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định là nguyên nhân ảnh hưởng tới thẩm định dự án cho vay của Quỹ. Thông tin khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng thẩm định của dự án (30% CBNV đồng ý và 40% CBNV rất đồng ý). Môi trường kinh tế là nguyên nhân chỉ có 30% CBNV đồng ý và 30% CBNV cho đó là nguyên nhân bình thường tác động đến thẩm định dự án cho vay.
Nguồn thông tin mà cán bộ sử dụng trong quá trình thẩm định, quản lý, theo dõi dự án chủ yếu do khách hàng cung cấp, việc khai thác thông tin của cán bộ qua các kênh như: bạn hàng của khách hàng, từ các cơ quan có liên quan, phương tiện thông tin đại chúng,… là rất hạn chế, dẫn đến thông tin cập nhật còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ tín dụng, thiếu thông tin đa chiều trong việc ra quyết định.
Do vậy, rủi ro về đạo đức của khách hàng là rất cao. Thực tế cho thấy, việc phát hiện ra các khoản vay có vấn đề rất hạn chế. Phòng Kế hoạch – Thẩm định phụ trách thẩm định toàn bộ hồ sơ vay vốn và hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn sau khi Phòng Tín dụng - Ủy thác tổng hợp toàn bộ đầy đủ hồ sơ theo danh mục yêu cầu. Do đó việc thẩm định năng lực, tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng còn ít, chỉ dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp.
Có thể thấy, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSĐB mà Quỹ lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Công tác Thẩm định mang yếu tố quan trọng trong việc phát hiện ra các dự án có yếu tố rủi ro. Do có ít thông tin của khách hàng và dự án nên tỷ lệ nợ xấu của Quỹ vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu từ năm 2015 là 20,3%; năm 2016 là 23,88%; năm 2017 là 21,7%; sang năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ xấu giảm còn dưới 15% nhưng con số này vẫn còn ở mức cao.
Việc thu thập thông tin doanh nghiệp và hồ sơ dự án được các cán bộ phòng Tín dụng thực hiện sau đó chuyển sang phòng Kế hoạch- Thẩm định để thẩm định dự án. Do đó việc cán bộ thẩm định chỉ có thông tin khách hàng trên hồ sơ mà khách hàng cung cấp; chưa có nhiêu thông tin bên ngoài để thẩm định năng lực doanh nghiệp cũng như tính khả thi của dự án.
2.3.2.3. Giải ngân dự án cho vay
Sau khi phòng Kế hoạch – Thẩm định, thẩm định xong dự án và ra quyết định cho vay. Hồ sơ dự án chuyển lại phòng Tín dụng - Ủy thác để lập Hợp đồng tín dụng và yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ giải ngân và hồ sơ tài sản đảm bảo theo các danh mục hồ sơ được hướng dẫn. Sau khi thực hiện các điều kiện về TSĐB, đơn vị cung cấp đầy đủ hồ sơ giải ngân, phòng Tín dụng - Ủy thác chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân qua phòng Tài chính – Kế toán để kiểm tra, kiểm soát trước khi giải ngân.
Bảng 2.15 : Thực trạng giải ngân các dự án cho vay giai đoạn 2015-2019
STT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thực
hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch
1 Giải ngân 29.875 21.500 25.200 27.300 53.500 40.000 45.000 51.000 56.000 55.000
2