giải ngân
cho vay 10 12 11 13 12 16 13 17 10 14
Nguồn: Quỹ ĐT phát triển Ninh Bình
Tình hình thực hiện giải ngân của Qũy so với kế hoạch trong giai đoạn 2015- 2019 cụ thể như sau:
Năm 2015 Quỹ giải ngân cho vay đạt 139% so với kế hoạch. Năm 2017 đạt 134% so với kế hoạch và năm 2019 đạt 102% so với kế hoạch. Riêng năm 2016 và 2018 đạt lần lượt là 92% và 88% so với kế hoạch đầu năm của Quỹ phê duyệt. Từ năm 2017-2019 số tiền giải ngân cho các dự án gấp gần 2 lần so với các năm 2015 và 2016. Cho thấy tình hình hoạt động cho vay của Quỹ ngày càng tăng trưởng về quy mô cho vay đầu tư.
2.3.3. Thực trạng kiểm soát
Các cơ quan, đơn vị, phòng ban có mối liên hệ với nhau trong tổ chức và kiểm soát cho vay của Quỹ cụ thể như sau:
Hình 2.13: Quy trình kiểm soát cho vay
Nguồn: Quỹ ĐT phát triển Ninh Bình 2.3.3.1. Chức năng của bộ phận kiểm soát cho vay
- Hội đồng quản lý Quỹ:
+ Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành của Quỹ ĐTPTĐP trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý.
+ Xem xét, quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
PGĐ phụ trách công tác Tín dụng - Ủy thác PGĐ phụ trách công tác Tín
dụng - Ủy thác PGĐ phụ trách công tác Kế hoạch – Thẩm định PGĐ phụ trách công tác Kế
hoạch – Thẩm định
Phòng TD - UT
Phòng TD - UT Hội đồng xử lý rủi roHội đồng xử lý rủi ro Phòng KH - TĐPhòng KH - TĐ
Khách hàng, dự án Khách hàng, dự án
UBND tỉnh UBND tỉnh
Hội đồng quản lý Quỹ Hội đồng quản lý Quỹ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát Ngân hàng Nhà nướcNgân hàng Nhà nước
Giám đốc Giám đốc
+ Ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý. Ban hành quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ĐTPTĐP trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
+ Trình UBND tỉnh quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ gốc theo quy định tại Điều 20 Nghị định 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cho vay đầu tư của Quỹ.
- Ban Kiểm soát:
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ và nghiệp vụ hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản của Quỹ ĐTPTĐP;
+ Lập kế hoạch thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác giám sát, kiểm tra trước Hội đồng quản lý. Trưởng Ban Kiểm soát có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc trong trường hợp không được Chủ tịch Hội đồng quản lý chấp thuận thì đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh triệu tập phiên họp bất thường để báo cáo những vấn đề khẩn cấp làm phương hại đến hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP;
+ Trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, kết quả thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý nhưng không tham gia biểu quyết.
- Giám đốc:
+ Thực hiện các nhiệm vụ được Hội đồng quản lý Quỹ giao.
+ Thực hiện chiến lược và chính sách đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.
+ Quyết định việc cho vay đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quỹ theo phân cấp của UBND tỉnh.
+ Xây dựng các quy trình nhằm xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực cho vay đầu tư của Quỹ.
+ Bảo đảm những chức năng nhiệm vụ được phân công được thực hiện một cách hiệu quả.
+ Xây dựng những chính sách kiểm soát nội bộ phù hợp.
+ Giám sát tính hiệu quả và đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng-Uỷ thác: Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: + Cho vay và thu hồi nợ từ nguồn vốn hoạt động của Quỹ; nguồn vốn ủy thác Quỹ phát triển đất.
+ Huy động vốn.
+ Ký và thanh lý Hợp đồng tín dụng, các Báo cáo tín dụng.
- Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch - Thẩm định:Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực:
+ Thẩm định dự án vay vốn tại Quỹ.
+ Ký và thanh lý Hợp đồng thế chấp tài sản.
- Hội đồng xử lý rủi ro:
+ Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý TSBĐ và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
+ Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống;
+ Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý TSBĐ.
- Phòng Tín dụng- Ủy thác:
+ Tham mưu cho Giám đốc Quỹ tổ chức quản lý, triển khai các lĩnh vực cho vay đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
+ Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán tham mưu cho Giám đốc Quỹ trong việc bố trí vốn vay, vốn ứng, kế hoạch cho vay, ứng vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và thu nợ, theo dõi và đối chiếu nợ vay, thu hồi nợ gốc và lãi vay từ các nguồn vốn.
+ Phối hợp với phòng Kế hoạch – thẩm định thẩm định hồ sơ pháp lý, hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ pháp lý và năng lực tài chính của
chủ đầu tư, thẩm định giá TSBĐ nợ vay; thực hiện công tác kiểm tra định kỳ trước, trong và sau giải ngân nhằm quản lý giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng.
+ Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
+ Được chủ động giao dịch với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Phòng Kế hoạch - Thẩm định:
+ Tham mưu cho Giám đốc Quỹ về các vấn đề liên quan đến công tác kế hoạch và thẩm định dự án có sử dụng nguồn vốn của Quỹ.
+ Phối hợp với phòng Tín dụng - Ủy thác thẩm định hồ sơ pháp lý, hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ pháp lý và năng lực tài chính của chủ đầu tư, thẩm định giá TSBĐ nợ vay, thẩm định tài sản thế chấp theo quy định.
+ Chủ trì phối hợp với phòng Tín dụng - Ủy thác lập kế hoạch kiểm tra, định giá lại tài sản định kỳ, đột xuất đối với các TSBĐ tại Quỹ.
- Phòng Tài chính –Kế toán:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán trước khi giải ngân.
+ Phối hợp với phòng Tín dụng - Ủy thác theo dõi và phản ánh chính xác tình hình cho vay, cho vay hợp vốn, uỷ thác cho vay, tình hình thu nợ (thu hồi vốn, thu lãi, thu phí), nhận ủy thác.
+ Hàng tháng, quý đối chiếu xác nhận số liệu tổng hợp lãi, báo cáo tín dụng, báo cáo ủy thác do phòng Tín dụng - Ủy thác lập.
2.3.3.2. Nội dung kiểm soát
Dù cố gắng đến đâu thì hoạt động tín dụng luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng chúng ta phải kiểm tra, kiểm soát công tác tín dụng ngay từ khi tiếp nhận hồ hơ của khách hàng cho đến khi kết thúc dự án nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện ở tất cả các mặt của hoạt động cho vay tín dụng, ở các bước trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra việc thực hiện công tác cho vay tín dụng theo đúng pháp luật và các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình.
a,Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay
Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay được thực hiện trong quá trình tiếp nhận, thẩm định dự án nhằm né tránh được rủi ro có thể xảy ra. Quá trình kiểm tra, kiểm soát tại Quỹ bao gồm:
- Kiểm tra về đối tượng vay vốn tín dụng.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định của Nhà nước trong quá trình thẩm định. Chấp hành quy định về phân cấp thẩm định và quyết định cho vay tín dụng.
- Kiểm tra việc phân tích, đánh giá hiệu quả dự án tín dụng sau khi đưa vào khai thác sử dụng trên cơ sở đó đối chiếu với kết quả thẩm định dự án ban đầu nhằm rà soát đánh giá những mặt được, chấn chỉnh khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
Từ năm 2015-2019 trong quá trình kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay, Quỹ đã từ chối các dự án cho vay không đủ điều kiện về đối tượng vay vốn, không đủ điều kiện về hồ sơ pháp lý, và các dự án hoặc không có nguồn trả nợ. Cụ thể năm 2015, Quỹ đã từ chối 2 dự án do không đúng đối tượng cho vay (các dự án không thuộc danh mục các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh); 1 dự án không có giấy phép đầu tư xây dựng. Năm 2017 có 2 dự án bị từ chối cho vay do hồ sơ pháp lý không đủ điều kiện và năm 2018 có 1 dự án bị từ chối cho vay do doanh nghiệp không chứng minh được nguồn trả nợ cho Quỹ.
b,Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay
Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay là việc thực hiện khi ký kết hợp đồng, hợp đồng phải đảm bảo tính pháp lý, đúng quy định của Quỹ.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ trong quá trình thực hiện quản lý các dự án về hồ sơ pháp lý của DN, hồ sơ pháp lý của dự án, hồ sơ giải ngân. Trong quá trình giải ngân, hồ sơ giải ngân phải tuân thủ đúng trình tự tín dụng xây dựng cơ bản và các quy định khác; khối lượng giải ngân không vượt khối lượng hoàn thành;…
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm tiền vay, chứng thực hợp đồng bảo đảm của công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nhà nước ….
Việc tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay, chứng thực hợp đồng bảo đảm của công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm được Quỹ thực hiện đảm bảo 100% theo đúng quy định. Sau khi doanh nghiệp cung cấp hồ sơ giải ngân, phòng Tín dụng kiểm tra tổng hợp sau đó chuyển xuống phòng Tài chính – Kế toán kiểm tra để giải ngân. Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, qua quá trình kiểm soát hồ sơ giải ngân đã phát hiện một số hồ sơ dự án không đảm bảo đủ điều kiện để giải ngân như: Hồ sơ thanh toán thiếu hóa đơn chứng từ, Chứng từ không hợp lệ, Hợp đồng với các đơn vị mua hàng hoặc thi công đã hết hiệu lực,…dẫn đến các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại hồ sơ giải ngân và số tiền giải ngân sẽ bị giảm so với hợp đồng tín dụng. Năm 2016 có 6 dự án phải bổ sung và điều chỉnh lại hồ sơ giải ngân, năm 2018 có 4 trường hợp và năm 2019 có 2 trường hợp.
c,Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay
Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay là việc thực hiện thu nợ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cụ thể:
- Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra việc thực hiện thu nợ tiền vay theo đúng kế hoạch được giao. Thực hiện các chế độ quy định về xử lý gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay, khoanh nợ, xoá nợ. Trong giai đoạn từ năm 2015-2019 Quỹ đã giảm lãi suất tiền vay cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay do ảnh hưởng của điều kiện khách quan như: thiên tai, dịch bệnh. Năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh tả lợn châu Phi, Quỹ đã giảm lãi suất và gia hạn thời gian trả nợ cho 05 doanh nghiệp có nguồn thu chủ yếu chăn nuôi. Đồng thời năm 2019 qua quá trình kiểm tra, kiểm soát Quỹ đã khoanh nợ 4 dự án vay vốn. Trong năm 2016 Quỹ đã thực hiện xóa lãi cho 1 dự án và năm 2017 xóa lãi 1 dự án. Điều này cho thấy việc kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay của Quỹ phải thực hiện sát sao, nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi
doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như các biện pháp để thu hồi nợ vay khi doanh nghiệp cố tình không trả nợ. Từ năm 2015-2019 Quỹ đã khởi kiện 05 doanh nghiệp ra tòa án nhân dân để giải quyết các khoản nợ quá hạn của doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thanh quyết toán vốn tín dụng đưa dự án vào khai thác sử dụng, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của Chủ tín dụng. Định kỳ hoặc đột xuất CBTD thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo tiền vay,… ngoài ra phải thường xuyên yêu cầu đơn vị gửi báo cáo tài chính để cán bộ kiểm tra tình hình tài chính của chủ tín dụng.
Bảng 2.16: Kết quả phỏng vấn thực trạng kiểm soát cho vay tại Quỹ giai đoạn 2015-2020
Câu hỏi: Việc thực hiện kiểm soát cho vay tại Quỹ Đầu tư phát triển
Ninh Bình được thực hiện như thế nào?
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)
1. Kiểm soát trước khi cho vay đảm bảo đầy đủ đúng quy trình, quy định.
0% 2 20% 3 30% 5 50%
2. Kiểm soát trong khi cho vay đảm bảo đầy đủ đúng quy trình, quy định.
1 10% 1 10% 4 40% 5 50%
3. Kiểm soát sau khi cho vay đảm bảo đầy đủ đúng
quy trình, quy định.
2 20% 3 30% 4 40% 3 30%
Nguồn: Quỹ ĐT phát triển Ninh Bình Qua phỏng vấn 10 CBNV Quỹ cho thấy: Tình hình thực hiện kiểm soát của Quỹ tương đối đảm bảo đầy đủ đúng quy trình và quy định. Có 50% ý kiến cho rằng rất đồng ý việc kiểm soát trước và trong khi cho vay của Quỹ đảm bảo đúng quy trình, quy định. Có 40% ý kiến cho rằng rất đồng ý việc kiểm soát trong khi cho vay đảm bảo đầy đủ đúng quy trình và quy định. Chỉ có 10% không đồng ý cho rằng việc kiểm soát trong khi cho vay và 20% ý kiến không đồng ý việc
kiểm soát sau khi cho vay được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định. Không có ý kiến nào rất không đồng ý việc kiểm soát của Quỹ thực hiện đầy đủ và đúng quy trình, quy định.
Tóm lại, công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện toàn diện trên các mặt của hoạt động cho vay tín dụng nhằm né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên bộ phận kiểm soát nội bộ của Quỹ Đầu tư phát triển Ninh Bình chưa thành lập, việc kiểm soát cũng được thực hiện đầy đủ nhưng tại các phòng thẩm định, phòng tín dụng và phòng kế toán.
2.3.4. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên Quỹ và khách hàng vay vốn tại