Những cơ hội và thách thức đối với thanh toán quốc tê tại MBBank

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 98 - 99)

Lạng Sơn

3.1.2.1. Những cơ hội đối với TTQT tại MBBank Lạng Sơn

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao và sự hiểu biết cũng như những đòi hỏi đa dạng hơn của KH, các NH phải mở rộng dịch vụ để gia tăng sức cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Quá trình công nghệ hóa và sự phát triển của thương mại điện tử đã thay đổi hoàn toàn môi trường kinh doanh giữa NH và KH, buộc NH phải đổi mới mô hình tổ chức dịch vụ truyền thống để cung cấp các dịch vụ hiện đại với chất lượng tốt, đảm bảo nhanh chóng nhưng vẫn chính xác, an toàn.

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực cũng như quốc tế mở ra nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế, qua đó nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh của NH trên trường quốc tế; tiếp cận được các công nghệ hiện đại; học hỏi được kinh nghiệm từ các NH nổi tiếng; tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ NH, đáp ứng được nhiều sự thay đổi trong giai đoạn mới.

Thị trường và kim ngạch XNK của tỉnh Lạng Sơn ngày càng gia tăng, góp phần làm tăng số lượng và giá trị thanh toán qua NH.

3.1.2.2. Những thách thức đối với TTQT tại MBBank Lạng Sơn

Các ràng buộc về môi trường pháp lí làm hạn chế các điều kiện để NH có thể vươn lên cạnh tranh. Chưa có một hệ thống pháp lý đồng bộ, hiệu lực pháp chế thấp, chính sách quản lí kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Môi trường pháp lí cho hoạt động NH chưa đầy đủ, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh NH.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM lớn nhỏ, trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Nếu muốn tồn tại, phát triển và đặc biệt vượt trội hơn các đối thủ đòi hỏi các NH phải nỗ lực không ngừng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Các KH cá nhân cũng như KHDN bị ảnh hưởng bởi những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước nên bị hạn chế các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô; gây khó khăn trong hoạt động cấp vốn, cho vay, TTQT, kinh doanh ngoại hối…của NH.

Nền kinh tế thế giới bị suy thoái do ảnh hưởng của dịch Covid19 đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế của Việt Nam, hạn chế các hoạt động SXKD của các DN và tiêu dùng trong nước. Đây là một thách thức lớn cho các NHTM nếu không có chính sách hay chiến lược để tồn tại cũng như phát triển thì sẽ bị đào thảo.

Chưa có bộ luật, pháp lệnh hay nghị định của chính phủ nào quy định riêng về TTQT cho nên các quy định pháp lí về hoạt động này chưa có sự đồng bộ và chặt chẽ. Vì vậy, khi các bên liên quan xảy ra tranh chấp thì rất khó xử lý chính xác do không có căn cứ rõ ràng. Đây là nguyên nhân khiến các chủ thể tham gia TTQT mà đặc biệt là các NHTM vẫn còn nhiều lúng túng trong phát triển TTQT.

Nhà nước áp trần lãi suất, áp lực cạnh tranh đòi hỏi lãi suất cho vay phải giảm để giữ KH … có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH.

Cho vay và huy động vốn được xem là các hoạt động chủ lực của NH. Tuy nhiên công tác thẩm định các dự án cũng như các KH để cho vay và công tác vận động người dân gửi tiền, gửi vàng cũng còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, các rủi ro trong TTQT có thể xảy ra cho các bên tham gia cũng là một trong những thách thức lớn mà không chỉ là nhiệm vụ của riêng các NH mà còn là mối quan tâm hàng đầu của KH cũng như các đại lí của NH.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w