Bảng 2.2. Kế hoạch tăng trưởng năm 2020 công ty Cổng Vàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG (Trang 53 - 82)

Kết quả Kiểm toán 2019

(triệu đồng)

Tăng trưởng so với năm trước

(%)

Doanh thu thuần 4,708,339 4,776,009 -1 Biên lợi nhuận gộp 2,880,261 2,910,261 -1 Lợi nhuận sau thuế 150,184 321,444 -53

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán công ty Cổng Vàng năm 2019)

Công ty cũng định hướng nhanh chóng hoàn thiện các dự án về công nghệ số trong xu hướng phát triển chung về công nghệ 4.0, bao gồm cả các dự án liên quan đến các ứng dụng riêng, đặt bàn, chọn món, thanh toán, khách hàng chủ động đánh giá đến các dự án liên quan đến quản trị hệ thống, quản trị chuỗi nhà hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống nhân sự tiếp tục được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. công ty Cổng Vàng nhằm hướng tới bổ sung nguồn nhân lực là chuyên gia về ngành ẩm thực nước ngoài (expat) để bắt đầu khởi động khai phá thị trường nước ngoài.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổng Vàng là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và tham mưu, theo đó, người lãnh đạo ra mệnh lệnh và hoàn toàn chịu trách nhiệm hoàn toàn với quyết định của mình, chỉ khi gặp các vấn đề phức tạp, người lãnh đạo mới tham khảo ý kiến của chuyên gia ở bộ phận tham mưu. Cơ cấu này giúp lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của chuyên gia, giảm tải được sự phức tạp của cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, việc tìm tuyển được các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực không đơn giản và chi phí rất cao.

kiểm soát, Ban Giám đốc, Tổng Giám đốc.

2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty Cổng Vàng

2.1.5.1. Cơ cấu lao động theo trình độ

Số lượng lao động tại công ty Cổng Vàng có xu hướng tăng mạnh theo từng năm. Từ năm 2018 đến năm 2019, số lượng lao động tăng 2,461 người, tương ứng tốc độ tăng 19%. Sự tăng nhanh về số lượng lao động năm 2019 là do công ty Cổng Vàng gia tăng về quy mô các nhà hàng trên toàn quốc, mở thêm chi nhánh ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Sự tăng nhanh về số lượng lao động có liên quan đến các chính sách nhân sự của công ty Cổng Vàng nhằm giúp lao động mới thích nghi với văn hoá doanh nghiệp và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu công việc.

Lực lượng lao động của công ty Cổng Vàng có trình độ chuyên môn khác nhau: nhân viên có trình độ Đại học trở lên chiếm 34.0% (năm 2018), chiếm 48% (năm 2019). Nhân viên có trình độ từ THPT trở xuống chiếm tỉ lệ tương đối trong cơ cấu nhân sự của công ty Cổng Vàng, tập trung chủ yếu vào nhân viên khối vận hành Nhà hàng (nhân viên phục vụ, bảo vệ, tạp vụ, lái xe…).

Cơ cấu lao động của công ty Cổng Vàng được phân bổ tương đương tính theo trình độ từ Đại học trở lên và THPT trở xuống do đặc thù ngành nghề kinh doanh cần nhiều lao động có trình độ cao và cả lao động phổ thông.

2.1.5.2. Cơ cấu lao động theo khối nhóm, cấp bậc và thâm niên tại công ty Cổng Vàng

Cơ cấu nhân sự tại công ty Cổng Vàng được chia thành hai (02) khối nhóm, bao gồm: Khối RSC - hỗ trợ nhà hàng và khối OPs - vận hành nhà hàng. Khối OPs bao gồm lao động làm việc tại khu vực nhà hàng, trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chiếm tỉ lệ chủ yếu, trên 93%. Lao động thuộc khối RSC làm việc tại văn phòng hoặc tại các khu vực sản xuất của nhà máy chế biến, thực hiện các công việc hỗ trợ cho khối OPs, chiếm tỉ lệ khoảng hơn 6% trong tổng số lao động của công ty Cổng Vàng.

Các chức danh được phân loại thành các cấp bậc khác nhau, từ cấp S, cấp O đến cấp E; trong đó, cấp S chiếm đại đa số. Mỗi cấp lại được phân chia thành những cấp nhỏ hơn cho phù hợp với tiêu chuẩn công việc người lao động đảm trách.

Cũng do đặc thù công việc của ngành kinh doanh ngành ẩm thực nên tỉ lệ lao động theo thâm niên dưới một (01) năm chiếm tỉ lệ khoảng 80% lao động của công ty Cổng Vàng. Đây chủ yếu là số lao động làm ngắn hạn hoặc làm bán thời gian. Số lao động này một phần sẽ chuyển đổi sang những vị trí cao hơn hoặc chuyển sang đơn vị khác theo đúng ngành nghề được đào tạo tại trường học.

Với mục đích song hành với định hướng phát triển, về lực lượng lao động, công ty Cổng Vàng tiếp tục củng cố về mặt tổ chức để xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm cho các nhân viên, kiện toàn chính sách lương thưởng và hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chế độ đãi ngộ cho người lao động.

Công ty Cổng Vàng tập trung vào công tác tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là lực lượng lao động có kinh nghiệm làm việc tại các môi trường chuyên nghiệp, môi trường quốc tế vào các vị trí quản lý trung cấp và cao cấp; cũng như sắp xếp nguồn nhân lực vào những vị trí phù hợp với ngành nghề đào tạo, kinh nghiệm làm việc và thâm niên của người lao động. Chính sách tuyển dụng tập trung vào việc tuyển đúng người, đúng vị trí, công khai, minh bạch với các tiêu chí đánh giá trình độ, kỹ năng của ứng viên dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp làm căn cứ cho quá trình tuyển dụng. Dự án G-Talent của công ty Cổng Vàng áp dụng công nghệ số trong công tác tuyển dụng đã mang lại hiệu quả cao trong việc chủ động tạo nguồn lao động dự trữ của công ty.

Công ty Cổng Vàng lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển, coi nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, công ty Cổng Vàng đã tập trung vào công tác đào tạo và phát triển nhân viên. Chính sách đào tạo của công ty Cổng Vàng được xây dựng theo từng nhóm đối tượng, thiết kế theo chức danh, vị trí công việc và theo đặc thù công việc. Công tác đào tạo nội bộ phát triển mạnh mẽ với hàng trăm khoá đào tạo nội bộ hàng năm. Dự án E- Learning do phòng Đào tạo của công ty Cổng Vàng đảm trách nhằm mục đích chuyển hoá các khoá học nội bộ được thực hiện thông qua các ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm chi phí về đào tạo, nâng cao hiệu quả đào tạo và công tác

đánh giá sau đào tạo.

2.2. Nội dung đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổng Vàng

2.2.1. Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổng Vàng

Đối với công ty Cổng Vàng, đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để lãnh đạo, quản lý xem xét, quyết định các chính sách về nhân sự như: thay đổi tình trạng nhân sự (điều chỉnh lương, thưởng, thay đổi vị trí, chuyển đổi chức danh, bổ nhiệm, thay đổi phòng ban, luân chuyển...), kỷ luật, khen thưởng, đào tạo, sắp xếp, bố trí lại công việc, đo lường năng suất lao động và thực hiện các chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc giúp công ty Cổng Vàng hoàn thiện các công tác quản trị nhân sự khác, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động liên quan đến nhân lực và các hoạt động liên quan khác tại công ty.

2.2.2. Xác định chu kỳ đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổng Vàng

Để đạt được mục tiêu trong đánh giá thực hiện công việc, việc đánh giá thực hiện công việc của người lao động được công ty Cổng Vàng xác định thực hiện theo chu kỳ hàng tháng, quý, sáu (06) tháng, một (01) năm hoặc đánh giá đột xuất, cụ thể:

Kỳ đánh giá chính thức: hàng tháng, quý và tổng hợp một (01) năm theo từng nhóm công việc đặc thù. Đối với các công việc triển khai và xử lý hàng ngày thì được đánh giá hàng tháng hoặc hàng quý thông qua hệ thống KPIs và cuối năm tổng hợp kết quả làm căn cứ để đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách nhân sự. Đối với các dự án mà kết quả chưa được thể hiện trong thời gian ngắn hạn, thì được đánh giá hàng năm.

Kỳ đánh giá không chính thức: Áp dụng đối với người lao động thử việc, học việc, nghỉ chế độ hoặc nghỉ khác có lý do tại thời điểm đánh giá. Các trường hợp này không đánh giá chính thức tháng và các kết quả đánh giá không sử dụng để tổng hợp đánh giá quý/năm.

Đánh giá tháng: Kỳ đánh giá tháng được thực hiện hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng kế tiếp (dương lịch). Kết quả đánh giá tháng dựa vào bảng mục tiêu công việc được xây dựng cho từng vị trí chức danh từ đầu tháng cần đánh giá.

Đánh giá quý: Kỳ đánh giá quý được thực hiện hàng quý, từ ngày 01 đến ngày 15 của tháng đầu tiên thuộc quý tiếp theo.

Đánh giá năm: Kỳ đánh giá năm được thực hiện vào cuối năm tài chính (cũng là cuối năm dương lịch), được thực hiện từ ngày 01/01 đến ngày 31/01 hàng năm. Kết quả đánh giá năm là cơ sở để thực hiện chi trả thưởng tháng thứ 13, và thưởng dịp Tết Âm lịch, đồng thời cũng là cơ sở đề xuất các chính sách thăng tiến đối với người lao động trong kỳ xét thưởng năm kế tiếp.

2.2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổng Vàng

Tại công ty Cổng Vàng, tiêu chí đánh giá thực hiện công việc là hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí đánh giá, phản ánh các yêu cầu về số lượng, chất lượng, tiến độ của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong từng công việc. Các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc có thể chia thành các nhóm: Kết quả thực hiện công việc (số lượng, chất lượng, thời gian/thời hạn thực hiện công việc…) và các tiêu chí về hành vi thái độ thực hiện công việc (với khách hàng, ý thức chấp hành kỷ luật…). Công ty Cổng Vàng sử dụng hệ thống KPIs làm tiêu chí dùng để đo lường việc thực hiện công việc thực tế của người lao động.

• Xác định chiến lược của công ty Cổng Vàng

Việc xác định chiến lược phát triển của một tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của tổ chức đó. Công ty Cổng Vàng đã xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn phát triển khác nhau, từ đó định hướng sự phát triển về dài hạn.

cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với món ăn ngon và chất lượng dịch vụ. Mục tiêu kinh doanh của công ty Cổng Vàng giai đoạn 2017- 2020 là tập trung phát triển mở rộng thị phần ngành F&B tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Chiến lược và các bước đi quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc tạo ra sứ mệnh của công ty Cổng Vàng.

Về chỉ tiêu tài chính: Duy trì tốc độ tăng trưởng đều qua các năm; tăng cường công tác quản trị tài chính thông qua việc quản lý và sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả, liên tục nghiên cứu các giải pháp kiểm soát chi phí; chủ động nguồn vốn xây dựng và phát triển chuỗi nhà hàng.

Về lao động: Tiếp tục củng cố về mặt tổ chức để xây dựng đội ngũ CBNV có chất lượng; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của các nhân viên; kiện toàn chính sách lương thưởng và hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chế độ đãi ngộ cho người lao động.

Về dịch vụ: Áp dụng mạnh mẽ công nghệ vào vận hành và phục vụ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ; đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bám sát nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Về quản trị doanh nghiệp: Tiếp tục rà soát, bổ sung xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào công tác điều hành và phát triển doanh nghiệp, trong đó tiếp tục hoàn chỉnh triển khai hệ thống ERP trên quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, công ty cũng đặt ra các mục tiêu chiến lược phát triển gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường và tăng cường các hoạt động đóng góp với xã hội và cộng đồng.

Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, và từ việc phân tích các nguồn lực, công ty tiến hành xây dựng bản đồ chiến lược phù hợp với yêu cầu và thực trạng mới, từ đó, phát huy các thế mạnh nhằm khắc phục các điểm yếu, giảm thiểu các thách thức và nắm bắt cơ hội mới.

BSC được xây dựng dựa trên bản đồ chiến lược của công ty, giúp chuyển tầm nhìn và chiến lược của công ty thành các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cho phép gắn kết các hoạt động của Người lao động với định hướng phát triển lâu dài của toàn thể công ty. Với hệ thống bảng điểm cân bằng BSC, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu tài chính, công ty Cổng Vàng phát triển ở cả 4 khía cạnh trong tổ chức: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học hỏi và phát triển.

Về khía cạnh Tài chính: Các tiêu chí đánh giá kết quả về tài chính là yếu tố quan trọng nhất của BSC, cho biết công ty có đạt được kết quả kinh doanh cuối cùng hay không. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động là doanh thu, doanh số bán từ khách hàng mới và khách hàng hiện tại…

Về khía cạnh khách hàng: xác định rõ khách hàng mục tiêu là gì, giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng ra sao. Các tiêu chí cụ thể để đo lường kết quả thực hiện công việc là: đánh giá của khách hàng, tần suất quay lại của khách hàng, số lượng khách hàng hàng kỳ và khách hàng mới.

Về khía cạnh quy trình nội bộ: Công ty cần tăng cường công tác giám sát chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến quá trình phục vụ và tìm ra những định hướng mới. Các tiêu chí đánh giá là: Tỉ lệ các quy trình hoạt động nội bộ áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000, Tỷ lệ các quy trình được xây dựng mới…

Về khía cạnh học hỏi và phát triển: Để đạt những kết quả mong muốn về khách hàng và quá trình nội bộ, công ty cần có các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chẳng hạn như nguồn nhân lực, hệ thống thông tin. Các tiêu chí đánh giá tương ứng là: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng đội ngũ nhân sự phù hợp…

• Xây dựng BSC cấp Phòng ban/Bộ phận

Sau khi có sự ban hành về các mục tiêu hàng năm của công ty, trưởng phòng ban/bộ phận (người quản lý) có nhiệm vụ tiến hành xây dựng mục tiêu cho bộ phận mình phụ trách, quản lý.

Trước hết, người quản lý xác định nhiệm vụ trọng tâm KPOs của phòng ban/bộ phận mình phụ trách, thảo luận và thống nhất các chức năng, nhiệm vụ chính của bộ phận mình để phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của công ty.

phận và quyết định mục tiêu thực hiện mỗi KPIs của năm kế hoạch mà bộ phận đó cần đạt được.

Sau khi thống nhất, bộ KPIs tiêu chuẩn sẽ được lập thành văn bản, phê duyệt, ban hành và thực hiện. Đây là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công việc của mỗi phòng ban.

• Xây dựng BSC cho từng vị trí chức danh

Hiện nay, công ty Cổng Vàng chỉ mới áp dụng các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc cho các vị trí khối vận hành OPs và một số vị trí đặc thù

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG (Trang 53 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w