Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật và thổ nhưỡng nước ta ?

Một phần của tài liệu Chuyen de BD HSG Dia ly 8 (Trang 25)

Sa Pa, Đà Lạt,…

5. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật và thổ nhưỡngnước ta ? nước ta ?

− Với quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng theo đai cao. Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng á nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2 400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

− Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùng miền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng ta gặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng.

− Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùng miền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng ta gặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

7. Hãy trình bày những đặc điểm của địa hình núi vùng Đông Bắc.

− Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo : cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

− Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

− Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc − đông nam. Những đỉnh cao trên 2 000 m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt − Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1 000 m. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 − 600 m.

8. Địa hình núi của vùng Tây Bắc có những đặc điểm gì ?

Tây Bắc có địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng nghiêng tây bắc − đông nam :

− Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta (3 143 m).

− Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt − Lào.

− Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là những vùng núi đá vôi ở Ninh Bình − Thanh Hoá.

9. Vùng núi Trường Sơn Bắc có những đặc điểm gì ?

− Vùng núi Bắc Trường Sơn giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le, theo hướng tây bắc − đông nam.

Một phần của tài liệu Chuyen de BD HSG Dia ly 8 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w