Các loại biểu đồ

Một phần của tài liệu Chuyen de BD HSG Dia ly 8 (Trang 42 - 43)

a. Biểu đồ hình cột: - Chức năng:

+ Thể hiện động thái phát triển, sự thay đổi quy mô số lượng của các đối tượng

+ So sánh tương quan về độ lớn

+ Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể

- Phân loại: Biểu đồ cột gồm các loại: cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang, cột chồng.

- Lưu ý khi vẽ: Độ cao các cột cần chuẩn xác, độ rộng các cột phải bằng nhau.

Khoảng cách các năm nhìn chung cần đúng tỷ lệ, tuy nhiên có trường hợp cần vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ (vd khi vẽ nhiều cột trên một biểu đồ hoặc khoảng cách năm quá chênh lệch)

b. Biểu đồ hình tròn

- Chức năng: thể hiện cơ cấu các thành phần của một tổng thể - Phân loại: bđ hình tròn, bđ bán nguyệt

- Lưu ý: khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ.

Thứ tự các đối tượng trên biểu đồ cần giống thứ tự trong bảng số liệu đã cho để tiện cho việc so sánh, nhận xét.

c. Biểu đồ đường biểu diễn

==================================================

- Phân loại: bđ một hệ trục toạ độ, bđ 2 hệ trục toạ độ, bđ một đường biểu diễn, bđ nhiều đường biểu diễn

- Lưu ý: khoảng cách năm cần đúng tỉ lệ. Nếu số liệu thuộc 3 đơn vị khác nhau trở

lên ta cần chuyển về chung một loại đơn vị (thành số liệu tuyệt đối), bằng cách lấy năm dầu tiên làm gốc (bằng 100%). Số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên.

d. Biểu đồ kết hợp cột - đường:

Là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và bđ đường biểu diễn. Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nhưng lại có mối quan hệ nhất định với nhau (vd biểu đồ nhiệt độ lượng mưa)

Một phần của tài liệu Chuyen de BD HSG Dia ly 8 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w