Câu 4: Trong thực tế khi PTCS, các nhà phân tích thường hay sử dụng những tiêu chí nào?

Một phần của tài liệu Đề cương lý thuyết phân tích chính sách tài chính HVTC (Trang 28 - 30)

tiêu chí nào?

 Nhóm tiêu chí đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

• Nhóm tiêu chí này sẽ xác định, tính toán xem liệu chính sách lựa chọn có đạt được kết quả đầu ra như mong muốn không. Câu hỏi chính được đặt ra ở đây là liệu chính sách lựa chọn có khả năng thực hiện về mặt kỹ thuật không?

Ví dụ: Một cây cầu sẽ xây dựng liệu có đảm nhiệm được khối lượng giao thông mà nó dự định không? Liệu nguồn nước ô nhiễm ở một con sông nào đó có được khắc phục đến một mức độ chất lượng cho phép không?

Tiêu chí hiệu lực

▪ Đây là tiêu chí đánh giá chính sách lựa chọn đã dự kiến được những ảnh hưởng của chính sách chưa? Các kế hoạch dự kiến sẽ được thực hiện liệu đạt được kết quả ở mức độ nào?

▪ Một số nội dung quan trọng của tiêu chí hiệu lực là: một chính sách sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài, có thể định lượng hay không, phù hợp hay không phù hợp với điều kiện thực tế.

Tiêu chí tương xứng

▪ Đây là tiêu chí xem xét những ảnh hưởng của chính sách có tương xứng với các mục tiêu đề ra hay không?

▪ Tiêu chí tương xứng sẽ xác định, tính toán với nguồn lực sẵn có thì giải pháp lựa chọn sẽ thực hiện ở mức độ nào.

 Nhóm tiêu chí đánh giá tính khả thi về kinh tế - tài chính

• Đo lường những chi phí và lợi ích mà chính sách lựa chọn mang lại. Lợi ích và chi phí có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể tiền tệ hóa hoặc phi tiền tệ, có thể vô hình hoặc hữu hình.

• Thay đổi giá trị thuần

• Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế

• Chi phí – lợi ích

• Khả năng sinh lời

29

 Các tiêu chí đánh giá tính khả thi về chính trị

• Nhóm tiêu chí này sẽ đo lường kết quả của chính sách bằng chính những ảnh hưởng của các nhóm đối tượng có liên quan đến chính sách, ví dụ như các nhà hoạch định chính sách, các công chức hành chính, các nhóm cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị- xã hội.

• Câu hỏi trọng tâm dành cho nhóm tiêu chí này là liệu một hoặc một số các chính sách lựa chọn có được các nhóm đối tượng có liên quan chấp nhận không? Các công cụ đo lường trong nhóm tiêu chí này thường là các ý kiến chủ quan (subjective) và ít mang tính định lượng.

• Một sự hiểu biết sâu sắc về chính trị, về tổ chức, về các thủ tục hành chính, và những kiến thức về các động cơ thúc đẩy các nhóm đối tượng chấp nhận vấn đề có thể được sử dụng trong nhóm tiêu chí này.

▪ Khả năng chấp nhận được ▪ Tính thích hợp ▪ Tính trách nhiệm ▪ Tính hợp pháp ▪ Tính công bằng  Tiêu chí tác nghiệp hành chính

• Nhóm tiêu chí đánh giá tính khả thi về năng lực tác nghiệp hành chính: nhóm tiêu chí này sẽ đo lường khả năng thực hiện chính sách lựa chọn trong thực tế sẽ như thế nào về phương diện chính trị, xã hội và điều quan trọng nhất là điều kiện hành chính.

• Liệu rằng có đủ nhân viên để triển khai thực hiện chính sách không? Liệu có được sự phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các dịch vụ không? Liệu có đủ các điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện chính sách không? Liệu nó có thể được thực hiện đúng thời hạn không?

▪ Quyền lực

▪ Trách nhiệm pháp lý ▪ Năng lực

30

Một phần của tài liệu Đề cương lý thuyết phân tích chính sách tài chính HVTC (Trang 28 - 30)