12 Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali và lƣu huỳnh đến một số bệnh hại phổ biến của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 70)

của cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh

Kết quả khảo sát thực trạng phát triển cà phê chè của Đinh Thị Tiếu (2018) [38] tại Lâm Đồng cho thấy Có 3 loại bệnh hại phổ biến và có tác hại đáng kể gồm bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành và quả, bệnh nấm hồng Bệnh gỉ sắt (do nấm Hemileia vastatrix

Berk & Br gây ra) là loại bệnh gây hại nghiêm trọng trên cà phê chè, chủ yếu trên lá cây, có thể xuất hiện trên thân hoặc quả nhƣng rất ít; bệnh gỉ sắt gây rụng lá, cây kiệt sức, giảm sản lƣợng và nếu gây hại nặng có thể chết cây; bệnh gỉ sắt phát triển mạnh tại các huyện Lạc Dƣơng, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt là những vừng trồng cà phê chè lớn tại tỉnh Lâm Đồng Bệnh khô cành, quả (do nấm Collectotrichum coffeanum) gây khô cành và quả, có thể gây chết cây; bệnh khô cành, quả đã gây hại nghiêm trọng trên vƣờn cà phê chè tại các huyện Đam Rông, Lạc Dƣơng, Đà Lạt Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br) gây hại chủ yếu trên cành, quả cà phê chè, cành nhiễm bệnh nặng cũng có thể bị khô Theo dõi ảnh hƣởng của liều lƣợng phân kali và lƣu huỳnh đến một số loại bệnh hại phổ biến trên vƣờn cà phê chè thí nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở Bảng 3 2

Bảng 3 2 Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt,

khô cành quả và nấm hồng của cây cà phê chè (trung bình 2 vụ, 2018 và 2019)

Công thức Gỉ sắt Tỷ lệ cây khô cành, quả (%) Tỷ lệ cây bị nấm hồng (%) Tỷ lệ cây bị bệnh (%) Tỷ lệ lá bị bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) 1 (ĐC1) 7,8 26,1 2,2 6,3 3,4 2 6,3 25,2 2,1 5,3 3,1 3 6,4 27,8 2,5 4,8 3,0 4 6,2 29,6 2,7 4,4 2,7 5 6,0 26,9 2,6 4,3 3,0 6 (ĐC2) 5,7 24,2 2,3 4,1 2,7 7 5,7 24,2 2,3 3,9 2,4 8 5,5 22,1 1,8 3,6 2,7 9 4,9 19,9 1,6 3,3 2,5 10 4,9 20,2 1,7 3,2 2,3

Kết quả ở Bảng 3 2 cho thấy

Bệnh gỉ sắt Tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm bệnh gỉ sắt ở các công thức dao động từ 4,9 (công thức 9 và 10) đến 7,8% (công thức 1) và đều ở mức nhiễm nhẹ; chỉ số bệnh gỉ sắt dao động từ 1,6 (công thức 9) đến 2,7% (công thức 4) và đều ở mức nhiễm nhẹ Công thức 9 và 10 có tỷ lệ cây nhiễm bệnh gỉ sắt thấp nhất (4,9%) và chỉ số bệnh thấp khá (1,6 đến 1,7%) Nhìn chung, ở cùng một lƣợng bón lƣu huỳnh là 40 hoặc 60 hoặc 80 kg/ha/năm, khi tăng hàm lƣợng kali từ 270 đến 330 kg K2O/ha/năm thì tỷ lệ cây nhiễm bệnh gỉ sắt và chỉ số bệnh có xu hƣớng giảm

Bệnh khô cành, quả Tỷ lệ cây nhiễm bệnh khô cành, quả thấp nhất ở công thức 9 và 10, dao động từ 3,2 đến 3,3%; công thức 1 và 2 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn, từ 5,3 đến 6,3% Cùng một lƣợng lƣu huỳnh, khi tăng lƣợng kali từ 270 đến 330 kg K2O/ha/năm thì tỷ lệ cây nhiễm bệnh khô cành, quả cũng có xu hƣớng giảm Kết quả này cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam (1995), khi bón kali với lƣợng phù hợp sẽ giảm tỷ lệ bệnh khô cành, quả trên cây cà phê vối [29]

Bệnh nấm hồng Tỷ lệ cây bị nhiễm nấm hồng trong các công thức dao động từ 2,3 đến 3,4% và ở mức thấp Ở cùng mức bón lƣu huỳnh là 80 kg S/ha/năm khi kết hợp với các mức bón kali từ 270 đến 330 kg K2O/ha/năm đều có tỷ lệ cây nhiễm bệnh nấm hồng ở mức thấp hơn so với các mức bón lƣu huỳnh khác

Kali có liên quan đến sự tăng cƣờng vững chắc của thành tế bào, nếu nồng độ kali trong tế bào thấp sẽ làm giảm sự vững chắc của thành tế bào đồng thời tạo điều kiện cho sợi nấm xâm nhập và gây hại, bón kali đầy đủ giúp cây chống chịu bệnh tốt hơn [65]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w