Phân tích tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Báo cáo hoạt động: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh potx (Trang 40 - 53)

4.1.2.1. Tình hình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị

Xã Trà Vinh qua 3 năm 2002-2004

Trong những năm qua Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường không

ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Quỹ tín dụng cũng

Bảng 5: Tình hình cho vay năm 2005 – 2007 tại Quỹ tín dụng nhân

dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh

( Đvt: triệu đồng, %) 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh số cho vay 22.806 25.945 31.933 3.139 13.8 5.988 23.1 - Ngắn hạn 22.426 24.998 31.793 2.572 11.5 6.795 27.2 - Trung hạn 380 947 140 567 149.2 -807 85.2 2. Doanh số thu nợ 19.081 21.730 27.526 2.649 13.9 5.796 26.7 3. Dư nợ 13.032 17.425 21.652 4.393 33.7 4.227 24.3 4. Nợ quá hạn 348 447 566 99 28.5 119 26.6

( Nguồn: phòng kế toán Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh)

+ Doanh số cho vay.

Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số

cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh tăng qua các năm. Doanh số cho vay của Quỹ tín dụng năm 2006 là 25.945 triệu đồng tăng

3.139 triệu đồng hay tăng 13,8% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay

của Quỹ tín dụng tiếp tục tăng, tổng doanh số cho vay trong năm là 31.933 triệu đồng tăng 5.988 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,1% so với năm 2006.

Trong tổng doanh số cho vay của Quỹ tín dụng thì cho vay ngắn hạn

chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 98,3% vào năm 2005, 96,5% năm 2006 và 99,6% năm 2007 trong tổng doanh số

cho vay của Quỹ tín dụng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong

cho vay của Quỹ tín dụng và có xu hướng giảm. Do trong năm này nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng từ dân cư, tổ chức kinh tế chủ yếu là huy động ngắn

hạn và không thời hạn, do đó nó làm cho nguồn vốn dành để cho vay trung hạn

không cao. Bên cạnh đó, mức cho vay trung hạn cao (khách hàng vay vốn trung

hạn phải trên 50 triệu đồng), trong khi một số hộ sản xuất nông nghiệp như trồng

trọt, chăn nuôi không cần nhiều mức vốn cao như thế, điều này nó làm cho doanh số cho vay trung hạn không đáng kể.

Để thấy rỏ ta quan sát biểu đồ sau: 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2005 2006 2007 Năm T ri u đ n g

Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung hạn

Đồ thị 4: Tình hình cho vay vốn theo thời hạn của Quỹ tín dụng từ

2005- 2007

Do có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành địa phương, Quỹ tín dụng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần

kinh tế và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của

Quỹ tín dụng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế

phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.

+ Doanh số thu nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Quỹ tín dụng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy

nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của

nguồn vốn tín dụng. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ

củaQuỹ tín dụng qua 3 năm cũng tăng lên. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 19.081 triệu đồng, năm 2006 chỉ tiêu này đạt 21.730 triệu đồng tăng 2.649 triệu đồng tức tăng 13,9% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 27.526 triệu đồng tăng 5.796 triệu đồng tức tăng 26,7% so với năm 2006. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, do phấn đấu của đội ngũ cán bộ tín dụng, nền

khả quan hơn.

+ Dư nợ.

Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng. Nhìn chung Quỹ tín dụng có mức dư nợ cao qua 3 năm

Tổng dư nợ năm 2005 đạt 13.032 triệu đồng, năm 2006 đạt 17.425 triệu đồng, tăng 4.393 triệu đồng tức tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2005. Sang năm

2007 tổng dư nợ đạt 21.652 triệu đồng, tương đương tăng thêm 4.227 triệu đồng

hay 24,3% so với năm 2006. Sự tăng trưởng này trong thời gian qua do hoạt động của Quỹ tín dụng ngày càng mở rộng. Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua Quỹ tín dụng tăng cường cho vay đối với khách hàng, phần lớn cho vay đối với các hộ kinh doanh có qui mô vốn nhỏ, mục đích vay chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh nên đối tượng này thường trả nợ trước hạn để giảm tiền lãi. Vì vậy, dư nợ năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng càng về sau càng giảm.

. Quỹ tín dụng đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng

năm của Quỹ tín dụng đề ra. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua

doanh số cho vay của Quỹ tín dụng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ

cũng có sự gia tăng đáng kể.

+ Nợ quá hạn.

Nhìn chung, nợ quá hạn của Quỹ tín dụng qua các năm liên tục tăng lên. Cụ

thể, nợ quá hạn đã tăng lên từ 348 triệu đồng trong năm 2005 lên đến 447 triệu đồng trong năm 2006. So với cùng kỳ năm 2005, nợ quá hạn đã tăng với tốc độ

khoảng 28,5%, tương đương 99 triệu đồng. Năm 2007 nợ quá hạn lên đến 566

triệu đồng tức tăng 119 triệu đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn so với năm 2006 là 26,6% giảm so với tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2006 so với 2005 là 1,9%. Nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn là do ảnh hưởng từ phía môi trường như thiên tai, lũ lụt,

dịch cúm gia cầm bùng phát tại địa phương cùng với sự biến động của giá cả thị trường nhất là biến động về giá vật tư nông nghiệp, về giá giống cây trồng vật

nuôi làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân bị thua lỗ, mặt khác do các

cho Quỹ tín dụng khi đến hạn, họ xin gia hạn không kịp hoặc đã gia hạn nhiều

lần thì Quỹ tín dụng phải chuyển sang nợ quá hạn. Tuy nhiên, tốc độ nợ quá hạn

của Quỹ tín dụng đã có chiều hướng giảm xuống điều này cho thấy cán bộ tín

dụng đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như đôn đốc khách

hàng trả nợ trước hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn nhằm thông báo cho họ biết nợ đến hạn. Bởi vì một phần do họ bận rộn

trong công việc, một phần do nhận thức của người dân chưa cao, thêm vào đó có

hộ lại cố ý để nợ quá hạn do nguồn thu từ đồng vốn này cao hơn nhiều lần so với

mức lãi suất của Quỹ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng cần tích cực hơn nữa

trong công tác thẩm định khách hàng trước khi xét duyệt cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân

Phường 4 Thị Xã Trà Vinh đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay ngày

càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của Quỹ tín dụng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại doanh thu chính cho Quỹ tín dụng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể

phân tích tình hình cho vay của Quỹ tín dụng thông qua tình hình cho vay ngắn

hạn.

4.1.2.2. Phân tích tình hình cho vay vốn ngắn hạn tại Quỹ tín dụng

nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh qua 3 năm từ 2005- 2007

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Quỹ tín dụng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín dụng.

Vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Quỹ tín dụng cần có những

biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh đã có những bước chuyển biến tích cực, bám sát

mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, xác định rõ phương hướng đầu tư,

thật sự gắn chặt hoạt động của Quỹ tín dụng với kinh tế nông nghiệp, nông thôn,

nông dân của địa phương nên doanh số cho vay của Quỹ tín dụng là khá cao. Nhìn chung, doanh số cho vay của Quỹ tín dụng đã không ngừng tăng lên

qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình cùng với việc thực hiện các

phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của Quỹ

tín dụng ngày càng mở rộng, góp phần đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

*Doanh số cho vay ngán hạn theo ngành kinh tế.

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung Ương và tình hình thực tế của địa phương. Quỹ tín dụng đã đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ

cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế

của vùng

Với phương châm hoạt động “huy động tối đa vốn nhàn rổi trong nhân

dân”. Quỹ tín dụng không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là nông thôn, tiểu

thủ công nghiệp; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ; khách

hàng chủ yếu là nông dân, tiểu thương và buôn bán nhỏ.

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay theo thời hạn, doanh số cho

vay ngắn hạn theo từng ngành kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm là do chính sách tín dụng thoáng hơn cho các hộ gia đình đi

vay dưới 10 triệu đồng, mặt khác do áp dụng lãi suất cạnh tranh, sự cố gắng của

cán bộ tín dụng trong công việc đẩy mạnh công tác thẩm định, phát vay, thủ tục

vay nhanh gọn, nên người dân rất thích vay tại Quỹ tín dụng.

Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2005- 2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh

( Đvt: triệu đồng, %)

2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005Năm 2006Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 7.378 8.285 10.034 907 12,3 1.749 21,1 2.Thươngnghiệp và dịch vụ 13.276 14.587 18.165 1.311 9,9 3.578 24,5 3. Ngành nghề khác 1.772 2.126 3.594 352 20 1.468 69 Tổng cộng 22.426 24.998 31.793 2.572 11,5 6.795 27,2

+ Ngành nông nghiệp:

Doanh số cho vay năm 2005 là 7.378 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay đạt 8.285 triệu đồng tăng 907 triệu đồng hay tăng 12,3% so với cùng kỳ năm

2005. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng là do nhu cầu vay vốn để tiếp tục phục

vụ cho việc trồng lúa và Quỹ tín dụng mở rộng cho vay sang lĩnh vực chăn nuôi

và nhiều ngành nông nghiệp. Sang năm 2007 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tiếp tục gia tăng, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 10.034 triệu đồng tăng 1.749 triệu đồng hay tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2007 tăng là do rất nhiều hộ nông dân đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ mô hình trồng trọt sang chăn nuôi và ngược lại là rất cao nên cần phải có sự hỗ trợ vốn của Quỹ tín dụng, từ đó dẫn đến doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng nhanh trong năm

2007.

+ Kinh doanh thương nghiêp dịch vụ

Doanh số cho vay năm 2005 là 13.276 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay đạt 14.587 triệu đồng tăng 1.311 triệu đồng hay 9,9% so với năm 2005. Bước qua năm 2007 doanh số cho vay vào kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ tiếp

tục tăng mạnh, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 18.165 triệu đồng tăng

3.578 triệu đồng hay tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ năm 2007 tăng là do có một số đơn vị kinh tế kinh doanh đạt hiệu quả, nên các đơn vị đó đã không ngần ngại vay vốn để mở rộng qui mô hoạt động của mình, cũng chính điều kiện kinh doanh trong năm gặp thuận lợi như một số đơn vị kinh doanh buôn bán ngày càng phát triển và thu được lợi nhuận cao, nên đã thu hút được các lĩnh vực kinh

doanh ngày càng nhiều trên địa bàn trong và ngoài vùng, Để đảm bảo sự cạnh

tranh có hiệu quả nên họ phải sử dụng vốn vay của Quỹ tín dụng để đầu tư vào

mục đích của họ, vì vậy mà doanh số cho vay của Quỹ tín dụng trong năm 2007 tăng lên khá nhanh.

+ Ngành nghề khác

Ngoài việc cho vay vào hai ngành chủ lực trên thì Quỹ tín dụng còn chủ động cho vay ngành nghề khác nhằm làm tăng doanh số cho vay hàng năm lên.

Năm 2005 doanh số cho vay vào ngành nghề khác cũng chiếm một số lượng tương đối nhưng thấp hơn so với ngành nông nghiệp và ngành kinh doanh

thương nghiệp và dịch vụ, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 1.772 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số cho vay vào ngành nghề khác tăng lên cụ thể là 2.126 triệu đồng tăng 352 triệu đồng hay tăng 20% so với năm 2005, cũng theo

chiều hướng đó bước qua năm 2007 doanh số cho vay vào ngành nghề khác tiếp

tục tăng, năm 2007 doanh số cho vay là 3.594 triệu đồng tăng 1.468 triệu đồng hay tăng 69% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay vào ngành nghề khác (cho vay phục vụ đời sống và cho vay đầu tư xây dựng) tăng là do tình hình kinh tế địa phương phát triển nên nhu cầu vay vốn phục vụ cho đời

sống tiêu dùng và xây dựng cũng tăng lên.

Để thấy rỏ ta quan sát biểu đồ sau:

0 5000 10000 15000 20000 2005 2006 2007 Năm T ri u đ n g Nông nghiệp Thươngnghiệp và dịch vụ Ngành nghề khác

Biểu đồ 5: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn theo nghành kinh tế từ

2005 – 2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh

* Doanh số Cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế:

Để đánh giá việc đầu tư của Quỹ tín dụng có đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân hay không, Chúng ta đi vào phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn theo đối tượng để thấy được sự phân bổ nguồn vốn của Quỹ tín dụng đạt hiệu quả hay chưa.

Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ĐVT: Triệu đồng,%) 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1. KD cá thể 22.311 24.818 31.533 2.507 11,2 6.715 27,1 2. DNTN 115 180 260 65 56,5 80 44,4

Tổng cộng 22.426 24.998 31.793 2.572 11,5 6.795 27,2

Một phần của tài liệu Báo cáo hoạt động: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh potx (Trang 40 - 53)