0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu EL14 LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 27 -28 )

– (S): Người kháng cáo phúc thẩm không được rút đơn kháng cáo phúc thẩm.

– (S): Người kháng cáo phúc thẩm chỉ được rút đơn kháng cáo vào thời điểm tại phiên tòa phúc thẩm

– (Đ)✅: Người kháng cáo phúc thẩm được rút đơn kháng cáo vào thời điểm trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.

– (S): Người kháng cáo phúc thẩm chỉ được rút đơn kháng cáo vào thời điểm trước phiên tòa phúc thẩm

301. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (Đ)✅: Thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là 15 ngày kể từ ngày tuyên bản án nêu đương sự có mặt khi tuyên án tại phiên tòa sơ thẩm.

– (S): Trong mọi trường hợp thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là 7 ngày kể từ ngày tuyên bản án.

– (S): Trong mọi trường hợp thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là 15 ngày kể từ ngày tuyên bản án.

– (S): Trong mọi trường hợp thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là 01 tháng kể từ ngày tuyên bản án.

302. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (S): Trong mọi trường hợp tại tòa án cấp phúc thẩm, nguyên đơn đều được chấp nhận rút đơn khởi kiện

– (Đ)✅: Không phải trong mọi trường hợp tại tòa án cấp phúc thẩm nguyên đơn đều được chấp nhận rút đơn khởi kiện – (S): Nguyên đơn chỉ được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm dân sự

– (S): Nguyên đơn chỉ được rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm dân sự

303. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (S): Đương sự không có quyền bổ sung,tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm – (S): Cả ba đáp án trên đều sai

– (S): Đương sự có quyền bổ sung,tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

– (Đ)✅: Chỉ trong một số trường hợp do BLTTDS quy định thì đương sự có quyền bổ sung,tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

305. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (Đ)✅: Trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm, nếu tòa phúc thẩm phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

– (S): Trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm, nếu tòa phúc thẩm phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

– (S): Trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm, nếu tòa phúc thẩm phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án

– (S): Trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm, nếu tòa phúc thẩm phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

306. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (S): Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS

– (Đ)✅: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS – (S): Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS

– (S): Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ | án tại tòa án cấp phúc thẩm vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS

307. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (S): Chỉ đương sự trong vụ án dân sự mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật – (S): Chỉ người đại diện hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

– (S): Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự không có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

– (Đ)✅: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

308. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (Đ)✅: Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết và nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của đương sự

– (S): Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết và nội | dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra quyết định sửa bản án sơ thẩm để công nhận sự thỏa thuận của đương sự

– (S): Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà vẫn tiếp tục xét xử phúc thẩm

– (S): Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết và nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự

309. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– (S): Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét lại bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị

– (S): Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị

– (Đ)✅: Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị

– (S): Cả ba đáp án trên đều sai

Một phần của tài liệu EL14 LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 27 -28 )

×