Phân tích hệ số tương quan Person

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 34 - 37)

4.1. Lý thuyếtTương quan Pearson

Phân tích hệ số tương quan Pearson là một trong những bước quan trọng trong phân tích định lượng. Ngay sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA, ta tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan Pearson.

Hệ số tương quan Pearson (r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến liên tục, có giá trị giao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1:

 r = 0: Hai biến khơng có tương quan tuyến tính.

 r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.

 r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y giảm và ngược lại.

 r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y tăng và ngược lại.

Tại bước tương quan Pearson, nếu sig lớn hơn 0.05 thì 2 biến khơng có tương quan với nhau nhưng có thể vẫn sẽ có ý nghĩa khi phân tích hồi quy. Bởi vì trong Pearson, các cặp biến so sánh với nhau ở mối quan hệ độc lập, chỉ xét trong phạm vi 2 biến đó. Cịn trong hồi quy, khơng có sự so sánh từng cặp nữa mà mỗi biến độc lập sẽ được xem xét sự tương quan với biến phụ thuộc khi đặt cạnh các biến độc lập cịn lại. Do đó, một biến có thể khơng tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở bước phân tích Pearson nhưng lại hồn tồn có ý nghĩa trong phương trình hồi quy tuyến tính.

4.2. Phân tích tương quan Person

Sau khi hồn thành bước EFA, ta có được bảng ma trận xoay cuối cùng. Sau đó ta tiến hành tạo các nhân tố đại diện.

 Nhân tố đại diện GV: là giá trị trung bình của các biến GV1, GV2, GV3.

 Nhân tố đại diện CSVC: là giá trị trung bình của các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3.

 Nhân tố đại diện HP: là giá trị trung bình của các biến HP1, HP2, HP3.

 Nhân tố đại diện VT: là giá trị trung bình của các biến VT1, VT2, VT3.

 Nhân tố đại diện CTDT: là giá trị trung bình của các biến CTDT1, CTDT2, CTDT3.

 Nhân tố đại diện QCCQ: là giá trị trung bình của các biến QCCQ1, QCCQ2, QCCQ3.

Correlations QĐ GV CSVC HP VT CTDT QCCQ QĐ Pearson Correlation 1 ,335** ,325** ,422** ,352** ,202* -,002 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,011 ,976 N 160 160 160 160 160 160 160 GV Pearson Correlation ,335** 1 ,344** ,346** ,211** ,125 -,113 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,007 ,115 ,155 N 160 160 160 160 160 160 160 CSVC Pearson Correlation ,325** ,344** 1 ,329** ,289** ,093 -,125 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,244 ,115 N 160 160 160 160 160 160 160 HP Pearson Correlation ,422** ,346** ,329** 1 ,308** ,133 -,163* Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,095 ,039 N 160 160 160 160 160 160 160 VT Pearson Correlation ,352** ,211** ,289** ,308** 1 ,225** -,117 Sig. (2-tailed) ,000 ,007 ,000 ,000 ,004 ,141 N 160 160 160 160 160 160 160 CTDT Pearson Correlation ,202* ,125 ,093 ,133 ,225** 1 ,039 Sig. (2-tailed) ,011 ,115 ,244 ,095 ,004 ,624 N 160 160 160 160 160 160 160 QCCQ Pearson Correlation -,002 -,113 -,125 -,163* -,117 ,039 1 Sig. (2-tailed) ,976 ,155 ,115 ,039 ,141 ,624 N 160 160 160 160 160 160 160 Bảng 4.19. Bảng Correlations

Quan sát các giá trị sig và hệ số tương quan pearson trong bảng trên, ta thấy: Các biến độc lập: Giảng viên (GV), Cơ sở vật chất (CSVC), Học phí (HP), Vị trí địa lí (VT), Chương trình đào tạo (CTDT) đều có sig <0,05 và 0 < r < 1. Và biến độc lập Qui chuẩn chủ quan (QCCQ) có sig >0,05 và r <0.

Kết luận:

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến GV và biến QĐ; và 2 biến này có mối quan hệ thuận chiều (tương quan dương).

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến CSVC và biến QĐ; và 2 biến này có mối quan hệ thuận chiều (tương quan dương).

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến HP và biến QĐ; và 2 biến này có mối quan hệ thuận chiều (tương quan dương).

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến VT và biến QĐ; và 2 biến này có mối quan hệ thuận chiều (tương quan dương).

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến CTDT và biến QĐ; và 2 biến này có mối quan hệ thuận chiều (tương quan dương).

+ Khơng có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến QCCQ và biến QD. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn giữ lại biến này và tiếp tục sử dụng cho phân tích hồi quy tiếp theo để kiểm định lại một lần nữa.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)