Hình 3. 7- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIIA1

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây xoan nhừ (choerospondias axillaris (roxb ) burtt et hill) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 83)

2000 3000 4000 5000 6000 IIB IIIA1 N/ha Chồi hạt 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Tốt TB Xấu N/ha IIB IIIA1

từ hạt chiếm tỷ lệ lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng và tạo ra một cấu trúc rừng ổn định trong tương lai.

Bảng 3.11 – Mật độ cây tái sinh triển vọng trong các trạng thái TTV Trạng thái TTV Đối tượng Tổng số cây TS (cây/ha) Mật độ cây tái sinh triển vọng (cây/ha) Tỷ lệ (%) CTSTV IIB Xoan nhừ 224 115 17,96 Lâm phần 4320 3765 82,04 Tng 4544 3880 100 IIIA1 Xoan nhừ 288 173 13,49 Lâm phần 5440 4.789 86,51 Tng 5728 4.962 100

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, mật độ cây tái sinh triển vọng (cây tốt + trung bình) trong trạng thái IIB là 3880 cây/ha, trong đó mật độ cây sinh triển vọng của lâm phần là 3756 cây/ha chiếm 82,04% tổng lượng cây tái sinh, trong khi đó mật độ cât tái sinh triển vọng loài Xoan nhừ là 115 cây/ha, chiếm 17,96% tổng số cây trong lâm phần.

Ở trạng thái IIIA1, mật độ cây tái sinh triển vọng của lâm phần là 4789 cây/ha, chiếm 86,51% tổng số cây tái sinh. Loài Xoan nhừ chỉ chiếm 13,94%, mật độ là 173 cây/ha.

Như vậy, nhìn chung tại khu vực nghiên cứu cho thấy số lượng và tỷ lệ cây tái sinh Xoan nhừ còn thấp, do vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và tác động bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý như mở tầng, tán, phát luỗng cây bụi, dây leo,… nhằm tạo điều kiện để cây Xoan nhừ tái sinh bổ sung số lượng và chất lượng cây tốt tại khu vực nghiên cứu.

3.3.3. Phân b cây tái sinh theo chiu cao

Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tốc độ sinh trưởng của cây tái sinh dưới các trạng thái rừng khác nhau từ đó

học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể

cùng loài hay khác loài. Trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ

vươn lên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Nhiều nhà khoa học đã khảo sát phân bố số cây tái sinh theo chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau. Đề

tài đã phân cấp cây tái sinh theo 5 cấp chiều cao áp dụng cho cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.12.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, số lượng cây tái sinh có xu hướng giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Ở trạng thái IIB, mật độ cây tái sinh là 4544 cây/ha, trong đó mật độ lâm phần là 4320 cây/ha và mật độ cây tái sinh Xoan nhừ đạt 224 cây/ha. Mật độ cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao I đến III, trong mật độ cây tái sinh ở cấp II là cao nhất 1442 cây/ha và sau đó mật độ cây giảm dần từ 689 – 284 cây/ha khi cấp chiều cao tăng lên (cấp IV và cấp V).

Bảng 3.12 - Số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu Trạng thái

Vị trí N/ha Số cây theo cấp chiều cao (cây/ha)

TTV I II III IV V IIB Xoan nhừ 224 37 57 69 42 19 Lâm phần 4320 1026 1365 1017 647 265 Tng 4544 1063 1422 1086 689 284 IIIA1 Xoan nhừ 304 41 93 72 60 38 Lâm phần 5424 1076 1554 1105 953 736 Tng 5728 1117 1647 1177 1013 774

Tương tự, ở trạng thái IIIA1, mật độ tái sinh theo cấp chiều cao cũng có sự

biến động trên cả lâm phần và loài Xoan nhừ, trong đó ở chiều cao cấp II mật độ

cây tái sinh là 1747 cây/ha và thấp nhất là cấp V đạt 774 cây/ha.

Tái sinh của loài Xoan nhừ ở hai trạng thái TTV có sự khác biệt về mật độ

và phân bố số cây theo cấp chiều cao. Sở dĩ có dự biến động số cây theo cấp chiều cao là vì trong điều kiện tái sinh tự nhiên cây tái sinh bị tác động bởi nhiều

yếu tố tác động từ ngoại cảnh, ở giai đoạn đầu có thể mật độ cây mạ rất cao nhưng sau đó chúng bị chết do nguyên nhân như: sự giẫm đạp của các loài động vật, sâu bệnh hại, sự chèn ép cạnh tranh về không gian sống và dinh dưỡng của cây bụi thảm tươi,…. Do vậy đã làm giảm số lượng cây tái sinh. Vì vậy chỉ có những cá thể có sức sống tốt mới có thể sống sót và chuyển lên cấp chiều cao cao hơn nên vì thế mà số lượng cây tái sinh cũng giảm, theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước cho thấy chỉ có khoảng 5-10% số lượng cây tái sinh sống sót cho đến lúc trưởng thành và tham gia vào tầng rừng chính. Kết quảđược minh họa bằng hình 3.6-3.7.

Hình 3.6 - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIB 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 I II III IV V N/ha

Hình 3.7 - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIIA1

3.3.4. Phân b cây tái sinh trên mt đất

Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi lại những khu rừng đã bị khai thác mạnh, cấu trúc đã bị phá vỡ. Phân bố cây tái sinh trên mặt

đất phụ thuộc nhiều vào đặc tính sinh vật học của từng loài cây, phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng của cây. Trong nhiều trường hợp, khi mật độ cũng như

chất lượng cây tái sinh đã đảm bảo đủ về số lượng nhưng việc xúc tiến tái sinh vẫn phải được đặt ra do chúng có phân bố không đều trên toàn bộ diện tích. Vì vậy nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh là việc làm cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Kết quả tính toán các chỉ tiêu phân bố cây tái sinh theo tiêu chuẩn t của Student được tổng hợp trong bảng 3.13.

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, các trạng thái TTV tự nhiên tại khu vực nghiên cứu cây tái sinh có kiểu phân bố ngẫu nhiên chiếm 80%, còn lại khoảng 20% số

cây tái sinh có dạng phân bố cách đều và phân bố ngẫu nhiên. Như vậy, giải pháp lâm sinh cần tác động là loại bỏ những cây tái sinh có phẩm chất xấu (sâu bệnh, cụt ngọn…), phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm tươi để mở rộng không

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1 2 3 4 5 N/ha

gian dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây tái sinh của các loài cây gỗ có giá trị sinh trưởng tốt.

Bảng 3.13 - Phân bố cây tái sinh trên mặt đất Trạng thái rừng OTC ω Ttính Tα/2 Kiểu phân bố IIB 1 0,21 -1,93 2,18 Ngẫu nhiên 2 0,19 -1,97 2,18 Ngẫu nhiên 3 0,08 -2,25 2,18 Cách đều 4 1,45 1,10 2,18 Ngẫu nhiên 5 2,26 3,10 2,18 Cụm IIIA1 1 1,78 1,92 2,18 Ngẫu nhiên 2 0,25 -1,85 2,18 Ngẫu nhiên 3 0,60 -0,98 2,18 Ngẫu nhiên 4 0,51 -1,21 2,18 Ngẫu nhiên 5 1,38 0,93 2,18 Ngẫu nhiên 3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn và phát triển loài

Thông qua kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, phân bố và cấu trúc tầng cây cao và tầng cây tái sinh trong các trạng thái TTV có loài Xoan nhừ phân bố sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn loài và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương đối với hệ sinh thái rừng, từ đó mang lại hiệu quả về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của TTV rừng phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Trong đó đề tài tập trung vào các giải pháo như sau.

3.4.1. Giải pháp về chính sách

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc xử lý các vụ vi phạm trong xâm lấn, khai thác trái phép tài nguyên rừng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng địa phương tham gia quản lý bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là các chương trình phát triển vùng

đệm, tạo sinh kế cho người dân để giảm áp lực vào rừng tự nhiên.

Thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng cho người dân tại địa phương, những nơi có loài Xoan nhừ phân bố cần được đánh dấu và khoanh vùng để

tránh tình trạng rừng bị phát nương, đốt làm rẫy, hoặc trồng các loài cây khác.

3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

* Trng thái IIB

Đây là trạng thái rừng non đã phục hồi khá tốt sau khai thác với mật độ

tầng cây cao biến động từ 450 cây/ha đến 522 cây/ha, trong tổ thành có sự

tham gia của 25 loài cây, chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh như: Dẻ gai (Lithocarpus tubulosus Camus), Trâm sừng (Cyzygium tinctorium), Côm tầng (Elaeacarpus dubius A.DC), Trám trắng (Cunarium albuum (Lour) Raeusch), Nhội (Bischofia javanica Bl), Kháo vàng (Machilus thunbergii Sieb & Zucc), … ngoài ra còn xuất hiện một số loài cây có giá trị về

kinh tế: Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv), Re hương (Cinnamomum iners Reinw), Vạng trứng (Endospermum chinnenese Benth), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)… ; với mạng hình phân bố chủ yếu là phân bố ngẫu nhiên. Tầng cây tái sinh có mật độ khá cao 4544 cây/ha, trong đó cây tái sinh có triển vọng là 3880 cây/ha; tổ thành tầng cây tái sinh có sự tham gia của 28 loài, có kiểu phân bố chủ yếu là phân bố ngẫu nhiên và phân bố cách đều. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể với trạng thái này là:

+ Tầng cây cao: Nuôi dưỡng những loài cây bản địa có giá trị kinh tế như: Dẻ gai (Lithocarpus tubulosus Camus), Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv), Máu chó lá to (Horsfiel amygdalina Warbg), Trâm sừng (Cyzygium tinctorium), Trám trắng (Cunarium albuum (Lour) Raeusch), Vạng trứng (Endospermum chinnenese Benth), Xoan nhừ (Choeropondias axillaris Burtt. et Hill), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)…, lựa chọn những cây có phẩm chất tốt có khả năng gieo giống tại chỗ và phân bố đều trong lâm phần làm cây mẹ Xoan nhừ để gieo

giống tự nhiên. Chặt dần các loài cây ưa sáng, mọc nhanh ít có giá trị nhưng lại chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành như: Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis Hance), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Côm tầng (Elaeacarpus dubius A.DC), Dẻ

cau (Quercus platycalyx H. et A. Camus), Đỏ ngọn (Cratoxylon pruninfolium), Dung giấy (Symyplocos laurina Wall), Nóng (Sarsosperma laurina),... nhằm mở

rộng không gian dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây mục đích phát triển, cần thiết phải điều chỉnh lại mạng hình phân bố theo hướng tiếp cận với phân bố đều trên toàn bộ diện tích. Ngoài ra cần chặt bỏ các cây có phẩm chất kém (cây cong queo, cây bị sâu bệnh hại), phát dây leo, cây bụi chèn ép cây mục đích để tạo điều kiện cho cây gỗ chính phát triển và giao giống như: Xoan nhừ (Choeropondias axillaris Burtt. et Hill), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Táu (Vatica odorata

Symington var. tonkinensis Ashton), Re hương (Cinnamomum iners Reinw), Re xanh (Cinnamomum tonkinensis (lecomte) A.chev)… đạt tầm vóc lớn trong tương lai.

+ Tầng cây tái sinh: Cây tái sinh có triển vọng có số lượng lớn, tuy nhiên phân bố không đều. Do vậy, cần điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc nuôi dưỡng, xúc tiến những loài cây tái sinh mục đích (cây có giá trị về kinh tế và khả

năng phòng hộ cao) như: Xoan nhừ (Choeropondias axillaris Burtt. et Hill), Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv), Dẻ gai (Lithocarpus tubulosus Camus), Trám trắng (Cunarium albuum (Lour) Raeusch), Re hương (Cinnamomum iners

Reinw), Trâm sừng (Cyzygium tinctorium), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)…; chặt bớt các loài cây ít có giá trị về

kinh tế nhưng lại chiếm tỷ lệ cao trong công thức tổ thành như: Chân chim (Scheflera octophylla Harms), Nhội, Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis Hance), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Bứa (Garcinia oblonggifolia Champ), Cò ke (Microcos paniaculata L), Cơi (Pterocarya tonkinensis),… nhằm điều chỉnh mạng hình phân bố cây tái sinh tiếp cận với phân bố cách đều. Đồng thời loại bỏ

những cây có phẩm chất kém, phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm tươi để tạo không gian dinh dưỡng cho cây Xoan nhừ tái sinh theo mục đích phát triển.

* Trng thái IIIA1

Đây là trạng thái rừng non phục hồi sau khai thác, các cây gỗ mọc xen lẫn Vầu, cây gỗ đã dần dần thay thế cây Vầu với mật độ tầng cây cao đạt từ 510 cây/ha đến 536 cây/ha, có 33 loài cây tham gia vào tổ thành tầng cây cao, mạng hình phân bố số cây trên mặt đất là kiểu phân bố cụm. Mật độ tầng cây tái sinh là 5728 cây/ha (trong đó cây tái sinh có triển vọng là 4962 cây/ha), có 31 loài tham gia vào tổ thành tầng cây tái sinh, với kiểu hình thái phân bố ngẫu nhiên và phân bố cụm. Các biện pháp cụ thể với trạng thái này là:

+ Tầng cây cao: Điều chỉnh tổ thành tầng cây cao thông qua nuôi dưỡng các loài cây bản địa, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và phòng hộ lâu dài như: Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis Hance), Chẹo trắng (Engelhardtia spicata Blume), Dẻ

gai (Lithocarpus tubulosus Camus), Xoan nhừ (Choeropondias axillaris Burtt. et Hill), Dung giấy (Symyplocos laurina Wall), Ràng ràng mít (Ormosia balansae

Drake),…... Kết hợp chặt vệ sinh các loài cây cong queo, sâu bệnh và chặt giải phóng các loài Thành Ngạnh (Cratoxylon polyantum Korth), Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk), Nanh chuột (Cryptocarua lenticellata H.Lec), Me rừng (Phyllanthus emblica L), …. đây là các loài cây ít có giá trị, tham gia vào nhóm loài cây ưu thế, chèn ép các loài cây có giá trị kinh tế.

+ Tầng cây tái sinh: Điều chỉnh tổ thành cây tái sinh theo hướng giảm bớt tỷ lệ các loài cây ít có giá trị về kinh tế như: Sòi tía (Sapium discolor

(Champ.Ex Benth) Muell-Arg), Sảng (Sterculis lanceolata), Thừng mực (Wrightia annamensis Eberth & Dub), Vả (Ficus auriculata Lour),… xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với những loài cây có giá trị về kinh tế như: Xoan nhừ

(Choeropondias axillaris Burtt. et Hill), Trâm sừng (Cyzygium tinctorium), Táu mật (Vatica odorata Symington var. tonkinensis Ashton), Trám đen (Canarium tramdenum Dai et Jakovl),….Đồng thời loại bỏ những cây tái sinh có phẩm chất xấu, phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm tươi để mở rộng không

gian dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây Xoan nhừ tái sinh và những cây tái sinh của các loài cây gỗ có giá trị sinh trưởng tốt. Điều chỉnh lại phân bố cây tái sinh theo hướng tiếp cận với phân bố cách đều.

Trên đây là một số giải pháp tác động cho từng trạng thái rừng tại các khu vực nghiên cứu nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng theo hướng bền vững hơn,

đáp ứng mục đích sử dụng rừng ổn định, lâu dài và nâng cao hiệu quả của rừng. Đi đôi với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cần quan tâm đến các giải pháp về kinh tế - xã hội như: trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ

rừng, quyền hưởng lợi từ rừng, hương ước của cộng đồng dân cư, vấn đề về

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

4.1.1. Đặc đim hình thái và phân b cây Xoan nh

* Đặc điểm hình thái loài Xoan nhừ: Xoan nhừ là cây gỗ lớn, chiều cao từ

25-30m, thân thẳng, hình trụ. Vỏ rất dày màu nâu xám hay nâu hồng, nứt dọc và bong thành mảnh.

Lá kép lông chim một lần lẻ, dài 25-40cm, mọc cách, gồm 7-13 lá chét. Lá chét mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, đầu có mũi dài, đuôi nêm rộng hơi lệch, dài 4,5-12cm, rộng 2-4,5cm, mép nguyên hoặc có răng cưa thô, lúc non hơi

đỏ, phiến lá nhẵn, gân bên nổi rõ ở cả 2 mặt, nách gân lá phía sau thường có túm lông. Cuống lá chét 0,2-0,5cm.

Hoa tạp tính, khác gốc. Hoa đực lưỡng tính giả màu đỏ tím, mọc thành cụm hoa chùy ở nách lá hoặc đầu cành dài 4-12cm. Hoa cái đơn độc, mọc ở nách; lá

đài 5; cánh hoa 5; nhị 10, bầu 5 ô. Quả nạc hình trứng hay hình cầu, dài 2-3cm, rộng 1-1,5cm, khi chín màu vàng nâu, có thịt ăn được. Hạt cứng có 5 lỗ trên

đỉnh, thường mang 2-4 phôi hữu thụ.

* Đặc điểm địa hình nơi Xoan nhừ phân bố: Xoan nhừ có biên độ sinh thái rộng, phân bố dưới 1.000m, chủ yếu thuộc địa hình thấp, núi đất trong TTV phục hồi với cấu trúc rừng đã bị phá vỡ, thành phần loài đa dạng, độ dốc từ 20-310.

Đất thuộc đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sa thạch, có độ pH từ 4,3-6. * Đặc điểm sinh thái nơi Xoan nhừ phân bố: Sinh trưởng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh khô hạn và mùa hè nóng

ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm đạt 230-270C.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây xoan nhừ (choerospondias axillaris (roxb ) burtt et hill) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)