Hình 3.4- Nguồn gốc cây tái sinh ở hai trạng thái TTV Hình 3. 5- Chất lượng cây tái sinh ở hai trạng thái TTV

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây xoan nhừ (choerospondias axillaris (roxb ) burtt et hill) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 56)

Lim xẹt 20 320 7,04 Côm tầng 17 272 5,99 Vạng trứng 16 256 5,63 Xoan nhừ 15 240 5,28 6 loài có Ki% > 5% 111 1776 39,08 22 loài có Ki% < 5% 173 2768 60,82 Tng 28 loài 284 4544 100 IIIA1 Re gừng 33 528 9,21 Trám trắng 27 432 7,54 Gội nếp 24 384 6,71 Vạng trứng 21 336 5,87 Xoan nhừ 19 304 5,31 Bời lời nhớt 18 288 5,02 6 loài có Ki% > 5% 91 1456 25,42 24 loài có Ki% < 5% 267 4272 74,58 Tng 30 loài 358 5728 100

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, ở trạng thái IIB có 28 loài với 283 cá thể, trong

đó có 6 loài có tỷ lệ tổ thành >5% chiếm 39,08% tổng tỷ lệ tổ thành tầng cây tái sinh, tỷ lệ tổ thành giảm dần từ Trâm rừng (Cyzygium tinctorium) 8,13%, mật dộ

368 cây/ha; tiếp đến Dẻ gai (Lithocarpus tubulosus Camus) và Lim xẹt

(Peltophorum pterocarpum) chiếm tỷ lệ 7,07% với mật độ tương ứng là 320 cây/ha, theo sau là Côm tầng (Elaeacarpus dubius A.DC) và Vạng trứng (Endospermum chinnenese Benth) chiếm tỷ lệ tổ thành tương ứng là 6,01-5,65% với mật độ 272-256 cây/ha và thấp nhất là Xoan nhừ (Choeropondias axillaris

Burtt. et Hill) đạt 5,15%, mật độ 240 cây/ha. Như vậy, cùng với sự thay đổi về

cấu trúc tổ thành tầng cây cao, ở tầng cây tái sinh có sự đa dạng về thành phần loài, trong đó các loài cây gỗ có kích thước lớn đã xuất hiện trong thành cây tái sinh song với tỷ lệ chưa lớn. Còn lại 22 loài khác như: Phay sừng (Duabanga sonneratioides Ham), Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), Cơm nguội (Celtis sinensis Person), Chẹo trắng (Engelhardtia spicata Blume), Dung (Symyplocos laurina Wall), Nhội (Bischofia javanica Bl), Dẻ (Castanea mollissima

Blume),….. có tỷ lệ tổ thành dao động từ 1-4%, số lượng cá thể thấp từ 2-10 cá thể/loài nên không tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh.

Ở trạng thái IIIA1, có 6 loài có tỷ lệ tổ thành trên 5% và chiếm 25,42% tổng tỷ lệ tổ thành cây tái sinh, trong đó thấp nhất là loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa) chiếm 5,02%, cao nhất là loài Re gừng (Cinnamomum ovatum Alle)

chiếm 9,21%, còn lại 4 loài khác là Trám trắng (Cunarium albuum (Lour) Raeusch), Gội nếp (Amoora gigantea Pierre), Vạng trứng (Endospermum chinnenese Benth) và Xoan nhừ (Choeropondias axillaris Burtt. et Hill) có tỷ lệ

tổ thành tương ứng là 7,54%; 6,71%; 5,87% và 5,31%. Mật độ có sự biến động theo sự giảm dần của tỷ lệ tổ thành các loài cây trong công thức tổ thành tương

ứng từ 528-288 cây/ha. Còn lại 24 loài có tỷ lệ tổ thành nhỏ từ 1-4,9%, mật độ

từ 10-200 cây/ha nên không có mặt trong cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh như: Thị núi (Diospyros sylvatica Roxb), Ngát (Gironniera Subequalis Planch), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Trường chua (Nephelium chryseum Bl), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Nanh chuột (Cryptocarua lenticellata H.Lec)….

Như vậy, từ kết quả ở trên đã cho thấy trong cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh đã xuất hiện một số loài cây gỗ lớn, có đời sống dài, đạt kích thước lớn như

Vạng trứng (Endospermum chinnenese Benth), Dẻ xanh (Lithocarpus tubulosus

Camus), Kháo vàng (Machilus thunbergii Sieb & Zucc), Máu chó lá nhỏ

(Knema conferta Warbg), Trâm sừng (Cyzygium tinctorium),… cùng với Xoan nhừ. Điều này chứng tỏ điều kiện sinh thái dưới tàn rừng đã dần được cải thiện và thay đổi tạo điều kiện cho những cây gỗ lớn là những loài vừa có giá trị trong phòng hộ vừa có giá trị về mặt kinh tế, trong kinh doanh để phục hồi rừng tốt hơn tại khu vực nghiên cứu. Với mật độ như trên, có thể khẳng định lớp cây tái sinh có đủ năng lực để đảm bảo cho việc phục hồi rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Do đó, để phát triển vốn rừng cần triệt để lợi dụng khả năng tái tạo rừng bằng những lớp cây tái sinh tự nhiên sẵn có.

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được

đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này.

Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của hai trạng thái TTV phục hồi tự nhiên, từđó đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. Kết quảđiều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.10.

Bảng 3.10 - Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu Trạng

thái Giá trị

Nguồn gốc

tái sinh Tổng Chất lượng cây tái sinh Tổng

TTV Chồi hạt Tốt TB Xấu

IIB N/ha 819 3725 4544 2341 1539 664 4544

Tỷ lệ (%) 18,02 81,98 100 51,51 33,87 14,62 100

IIIA1 N/ha 939 4789 5728 2871 2090 766 5728

Tỷ lệ (%) 16,39 83,61 100 50,13 36,49 13,38 100

Kết quả bảng 3.9 cho thấy ở trạng thái IIB mật độ cây tái sinh là 4544 cây/ha, trong đó nguồn gốc tái sinh từ hạt là 3725 cây/ha chiếm 81,98%, còn lại cây tái sinh cò nguồn gốc tái sinh chồi là 819 cây/ha chiếm 18,02% tổng số cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Về chất lượng cây tái sinh trong trạng thái IIB cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình đạt trên 83% tổng số

cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng kém chiếm 14,62% tương ứng với 664 cây/ha.

Tương tự ở trạng thái IIIA1, tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 83,61% tương ứng với mật độ là 4789 cây/ha, tái sinh có nguồn gốc từ chồi là 16,39% tương ứng với mật độ là 939 cây/ha. Với mật độ là 5728 cây/ha song chất lượng cây tốt tái sinh có phảm chất tốt và trung bình chiếm trên 86% tổng

số cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu, còn lại số cây tái sinh có chất lượng kém là 766 cây/ha chiếm tỷ lệ 13,38% tổng số cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Kết quảđược mổ tả tại hình 3.4-3.5 dưới đây.

Hình 3.4 – Nguồn gốc cây tái sinh ở hai trạng thái TTV

Hình 3.5 – Chất lượng cây tái sinh ở hai trạng thái TTV

Như vậy, cây tái sinh ở các trạng thái rừng có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ

cao hơn cây có nguồn gốc từ chồi. Khi yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và đáp ứng

được khả năng phòng hộ lâu dài thì trong quá trình xúc tiến tái sinh tự nhiên cần sử dụng những cây có nguồn gốc từ hạt. Tại các khu vực nghiên cứu cây tái sinh

0

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây xoan nhừ (choerospondias axillaris (roxb ) burtt et hill) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)