Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Một phần của tài liệu 2109 bao cao thang 09 nam 2021 (Trang 47 - 50)

PHẦN 3 CHỈ SỐ GIÁ MỘT SỐ NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU

3.1. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Chỉ số giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu tháng 9/2021 đạt 100,88% so với kỳ gốc năm 2015, giảm thêm 3,32% so với tháng trước nhưng tăng 18,88% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021, chỉ số giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 21,56% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch nhóm hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu 9 tháng năm 2021 ước đạt 3.726 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước tương ứng 792 triệu USD. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng 4,5% tương ứng kim ngạch 159 triệu USD và do giá tăng 21,56% tương ứng với kim ngạch 633 triệu USD. Như vậy kim ngạch thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu 9 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020 do cả 2 yếu tố lượng và giá cùng tăng. Trong đó, yếu tố giá tác động nhiều hơn yếu tố lượng tới kim ngạch tăng.

3.1.1. Chỉ số giá nhập khẩu theo nhóm hàng

So với tháng 8/2021, chỉ số giá giảm ở 5 nhóm hàng HS 4 chữ số HS 23.01 (bột thịt xương, bột cá, bột tôm), HS 23.02 (cám, tấm và phế liệu khác), HS 23.03 (phế liệu khác), HS 23.04 (khô dầu đậu tương) và HS 23.06 (khô dầu và phế liệu rắn khác) giảm lần lượt 0,89%, 1,47%, 6,4%, 1,18% và 0,38%. Ngược lại, chỉ số giá tăng ở 2 nhóm hàng HS 4 chữ số, nhóm HS 23.05 (khô dầu lạc) với 6,86% và HS 23.09 (chế phẩm chăn nuôi động vật) với 0,05%

Biểu đồ 12: Chỉ số giá thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu từng tháng so kỳ gốc

năm 2015

Đvt %

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê Hải quan)

70 80 90 100 110 120 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21

THỨC ĂN CHĂN NUÔI và NL chung HS 23.01 Bột thịt xương, bột cá, bột tôm HS 23.02 Cám, tấm và phế liệu khác HS 23.04 Khô dầu đậu tương

Tài liệu lưu hành nội bộ, phục vụ công tác quản lý điều hành, không sử dụng cho tuyên truyền 48 So với tháng 9/2020, chỉ số giá tăng ở 5 nhóm hàng. Trong đó, chỉ số giá nhóm HS 23.04 tăng cao nhất 34,87% và HS 23.05 tăng ít nhất với 13,55%. Ngược lại, có 2 nhóm chỉ số giá giảm là HS 23.02 giảm 10,83% và HS 23.03 giảm 5,2%.

So với 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tăng ở 5 nhóm hàng. Trong đó, chỉ số giá nhóm HS 23.04 tăng cao nhất 32,82% và nhóm HS 23.03 tăng ít nhất với 1,86%. Ngược lại, có 2 nhóm chỉ số giá giảm là nhóm HS 23.02 giảm 9,92% và nhóm HS 23.05 giảm 3,69%.

Bảng 9: Giá một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu tháng 9/2021

Đvt: USD/tấn

Mặt hàng 2020 2021

T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

Khô dầu đậu tương (trên 45% protein)

Xin-ga-po 354 368 362 387 406 455 517 526 496 501 507 494 474 Hoa Kỳ 375 344 336 391 409 446 557 551 603 606 589 501 476 Ma-lai-xi-a 357 348 385 349 385 412 430 529 503 522 512 570 562 Ấn Độ 675 688 672 719 603 550 527 550 576 527 543 527 450 Trung Quốc 649 724 707 761 770 690 815 953 829 782 796 745 748 Đài Loan (TQ) 569 511 532 500 450 430 380 426 370 420 470 500 493

Bột thịt xương lợn (trên 45% protein)

Italy 346 359 374 368 403 418 431 467 510 531 561 541 525 Đức 319 333 347 350 357 376 387 433 457 497 524 564 533 Bột cá (từ 60%-70% protein) Thái Lan 1.332 1.364 1.405 1.401 1.351 1.355 1.374 1.377 1.320 1.007 1.295 1209 1217 Bã ngô Trung Quốc 193 206 209 221 241 280 280 283 258 249 265 266 255 Hoa Kỳ 230 223 220 222 232 244 254 269 264 221 200 190 170

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê Hải quan) 3.1.2. Chỉ số giá nhập khẩu theo thị trường

So với tháng 8/2021 chỉ số giá nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đổi chiều giảm 2,77%, từ Ác-hen-ti-na đổi chiều giảm 0,5%, từ Thái Lan đổi chiều giảm 3,92%... Ngược lại, chỉ số giá từ Trung Quốc đổi chiều tăng 0,74%, từ Đài Loan (Trung Quốc) tăng thêm 0,74%...

So với tháng 9/2020, chỉ số giá nhập khẩu tăng ở hầu hết các thị trường. Trong đó tăng nhiều nhất từ Đức với 67,23%, tiếp đến từ I-ta-li-a tăng 50,78% và tăng ít nhất từ Ca-na-đa với 0,63%. Ngược lại, có duy nhất chỉ số giá từ thị trường Hoa Kỳ giảm 9,86%.

So với 9 tháng năm 2020, chỉ số giá nhập khẩu tăng ở hầu hết các thị trường. Trong đó, tăng nhiều nhất từ Đức với 49,17%, tiếp đến từ I-ta-li-a tăng 43,99% và tăng ít nhất từ Ca-na-đa với 4,61%. Ngược lại, có duy nhất chỉ số giá từ thị trường Hoa Kỳ giảm 1,44%.

Tài liệu lưu hành nội bộ, phục vụ công tác quản lý điều hành, không sử dụng cho tuyên truyền 49

3.2. Rau quả

Tháng 9/2021, chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được đổi chiều tăng nhưng quả các loại đổi chiều giảm so với tháng trước. So với tháng 9/2020 chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được và quả các loại cùng tăng.

+ Chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được tháng 9/2021 đạt 119,49% so với kỳ gốc 2015, đổi chiều tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 12,45% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021 chỉ số giá rau củ rễ ăn được giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2020.

+ Chỉ số giá nhóm quả các loại tháng 9/2021 đạt 115,79% so với kỳ gốc 2015, đổi chiều giảm 0,18% so với tháng trước nhưng tăng 6,83% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021 chỉ số giá quả các loại tăng 9,11% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch nhóm hàng rau quả nhập khẩu 9 tháng năm 2021 ước đạt 1.076 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước tương ứng 138 triệu USD. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng 10% tương ứng kim ngạch 98 triệu USD và do giá tăng 4,3% tương ứng với kim ngạch 40 triệu USD. Như vậy kim ngạch rau quả nhập khẩu 9 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020 do cả 2 yếu tố lượng và giá cùng tăng. Trong đó, yếu tố lượng tác động nhiều hơn yếu tố giá tới kim ngạch tăng.

3.2.1. Chỉ số giá nhóm rau củ rễ ăn được nhập khẩu

So với tháng 8/2021, chỉ số giá tăng ở 9 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, nhóm HS 07.08 (rau đậu đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh) tăng nhiều nhất với 8,87% và nhóm HS 20.02 (cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác) tăng ít nhất với 0,12%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.10 (rau các loại, đơng lạnh) giảm nhiều nhất với 4,72% và nhóm HS 07.11 (rau các loại đã bảo quản tạm thời, nhưng khơng ăn ngay được) giảm ít nhất với 0,13%.

So với tháng 9/2020, chỉ số giá tăng ở 10 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, nhóm HS 07.03 (hành, hành tăm, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành tươi hoặc ướp lạnh) tăng nhiều nhất với 71,06% và nhóm HS 20.04 (rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06) tăng ít nhất với 0,44%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.12 (rau khơ, ở dạng ngun, cắt hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm) giảm nhiều nhất với 27,94% và nhóm HS 20.05 (rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06) giảm ít nhất với 1,92%.

Tài liệu lưu hành nội bộ, phục vụ công tác quản lý điều hành, không sử dụng cho tuyên truyền 50 So với 9 tháng năm 2020, chỉ số giá giảm ở 7 nhóm hàng HS 4 chữ số. Trong đó, nhóm HS 07.12 giảm nhiều nhất với 39,99% và nhóm HS 07.10 giảm ít nhất với 0,05%. Ngược lại, chỉ số giá nhóm HS 07.03 tăng nhiều nhất với 23,66% và nhóm HS 07.04 tăng ít nhất với 0,84%.

Biểu đồ 13: Chỉ số giá nhóm hàng rau củ rễ ăn được từng tháng so kỳ gốc năm 2015

Đvt: %

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê Hải quan) 3.2.2. Chỉ số giá rau củ rễ ăn được theo thị trường

So với tháng 8/2021, duy nhất từ thị trường Hoa Kỳ chỉ số giá tăng 1,63%. Ngược lại, chỉ số giá giảm từ 3 thị trường Cam-pu-chia, Trung Quốc và Mi-an-ma lần lượt 9,16%, 1,72% và 3,4%.

So với tháng 9/2020, chỉ số giá tăng từ 4 thị trường Cam-pu-chia, Trung Quốc, Mi-an-ma và Hoa Kỳ lần lượt 12,11%, 18,62%, 3,89% và 0,6%. Ngược lại, chỉ số giá giảm từ thị trường Ô-xtrây-li-a với 9,27%.

So với 9 tháng năm 2020, duy nhất từ thị trường Trung Quốc chỉ số giá giảm 5,36%. Ngược lại, chỉ số giá tăng từ 4 thị trường Ô-xtrây-li-a, Cam-pu-chia, Mi-an- ma và Hoa Kỳ lần lượt 0,13%, 21,37%, 17,72% và 3,15%.

Một phần của tài liệu 2109 bao cao thang 09 nam 2021 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)