Lời dẫn: Chỉ cần google chữ “xe hiệu đoàn” thì bạn sẽ thấy vô số link đưa đến những bài viết về tuổi học trò có liên quan đến xe hiệu đoàn. Đặc biệt hơn là rất nhiều link chỉ cho bạn hình cô nữ sinh Ngọc Trâm đứng trước một xe đưa rước học sinh của trường Gia Long. Tấm ảnh này rất phổ biến và trở thành tài sản quý chung của các cựu học sinh miền Nam.
Sài Gòn trước năm 1975 chỉ có 2 trường Trưng Vương và Gia Long là có xe hiệu đoàn. Vì sự cá biệt này nên Ban Biên Tập Áo Tím-Gia Long đã tìm hiểu về sư hình thành và hoạt động của các xe Hiệu Đoàn Gia Long hơn nửa thế kỷ trước. Ban Biên Tập xin được ngỏ lời cám ơn Bà cựu Hiệu Trưởng Phạm Văn Tất và Bà cựu Tổng GiámThị Kha Thị Hưỡn đã cung cấp các dữ kiện lịch sử về xe hiệu đoàn cho bài viết này.
Vào những cuối thập niên 1950 Ban Giám Đốc Trường Gia Long nhận thấy số nữ sinh đi học không đúng giờ càng lúc càng tăng. Đa số các học sinh đi trễ đã dùng phương tiện công cộng để đến trường. Xe bus, xe lam thời đó
vừa ít, vừa không đúng giờ và cũng rất không an toàn. Nhiều đề nghị được nêu ra nhằm giảm bớt số học sinh đến trường trễ, trong đó có đề án thành lập xe Hiệu Đoàn để đưa rước học sinh của Trường.
Vấn đề khó là huy động vốn để mua xe. Dù Gia Long là trường lớn nhất Miền Nam thời đó nhưng quỹ trường cũng không đủ để mua những chiếc xe hơi loại mini bus rất tiện dụng. Để tạo nguồn vốn ban đầu, Bà Phụ Tá Giám Học Kha Thị Huỡn1 đã nghĩ ra một kế hoạch rất hay, tạm gọi là “Hụi Nợ” như sau:
Kêu gọi mọi người từ Ban Giám Đốc, các Giáo Sư và Nhân Viên trường, mà chủ yếu là phòng kế toán, tình nguyện
1
Lúc đầu GS Kha Thị Huỡn làm Phụ Tá Giám Học. Đầu thập niên 1970 Bà trở thành Tổng Giám Thị.
cho mượn một phần tiền lương bằng nhau.
Mỗi người cho mượn tiền là một “Chủ Nợ Hụi”. Đến khi mượn đủ tiền mua chiếc xe hiệu đoàn đầu tiên thì cho học sinh ghi danh, đóng tiền để được xe đưa rước.
Có đủ số học sinh đi xe đầu tiên rồi thì tiền thu được từng tháng từ các học sinh này sẽ dùng để trả tiền thuê tài xế lái và cũng trích ra trả cho 1 Chủ Nợ Hụi. Ví dụ có 12 chủ hụi thì sau 12 tháng sẽ trả dứt nợ, và xe sẽ là tài sản của trường. Tiền thu được hàng tháng từ đó trở về sau sung vào ngân quỹ. Vậy là xe thứ nhất đi vào hoạt động. Để mua thêm xe thứ hai thì Ban Giám
Hiệu sẽ lập lại quá trình cũ, tức lại mượn tiền từ các “Chủ Nợ Hụi” mới tình nguyện. Nhưng lần này số chủ nợ sẽ ít hơn vì đã có một phần vốn thu được từ lợi nhuận của xe đầu tiên rồi. Càng có nhiều xe thì số chủ nợ và thời
gian hoàn trả vốn (để mua xe tiếp theo) sẽ ít và ngắn đi. Cứ thế mà tiếp diễn. Đến năm 1975 Gia Long có cả thảy 7 chiếc xe Hiệu Đoàn.
Xe Hiệu Đoàn Trường Gia Long được sơn 2 màu: trắng phía trên mui, xanh phía dưới và có vẽ huy hiệu hoa mai vàng trên nền xanh, viết chữ Trường Nữ Trung Học Gia Long. Mỗi xe có khoảng 3 băng ngang ngay phía sau tài xế và hai băng dọc sát hông xe ở phía sau. Mỗi băng ngang ngồi được 4 học sinh và mỗi băng dọc ngồi được 3 học sinh.
Bà Mười, một nhân viên hành chánh, được giao nhiệm vụ quản lý và điều phối các xe hiệu đoàn. Mỗi ngày Bà Mười có nhiệm vụ ghi nhận giờ giấc đi về của các xe. Hàng năm đến tháng Bảy âm lịch, các bác tài xế đều chọn một ngày cuối tuần để làm lễ “cúng cô hồn” rất chu đáo và thành tâm để cầu cho xe được an toàn.