Nhiệm vụ chính của các xe hiệu đoàn là đưa rước học sinh Gia Long từ nhà đến trường. Muốn được xe đưa đón, vào đầu mỗi niên khóa các nữ sinh phải lập danh sách để được ưu tiên giữ chỗ vì thật ra số xe cũng không đủ cho tất cả các nữ sinh có nhu cầu.
Sáng sớm các xe hiệu đoàn theo từng tuyến đi rước “các chị” lớp từ Đệ Tứ đến Đệ Nhất. Trưa tan trường xe đưa các chị về, xong lại đi đón “các em” học buổi chiều từ Đệ Thất đến Đệ Ngũ. Chiều lại đưa các em về.
Đi xe Hiệu Đoàn rất tiện và cũng khá thú vị. Chị Hoàng Lan Chi, Gia Long 67 đã viết trong “Sài Gòn Ngày Ấy“ về kỷ niệm đi xe Hiệu Đoàn: “Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thuờng cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn. Nghe tiếng còi xe ngoài đuờng thì tụt xuống xách cặp chạy ào ra. Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn. Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui”2
Chị Xuân Phương3 và Chị Lý Lan4 nói rằng đi xe tiện vì được đưa về tận nhà hay gần nhà, nhưng lại không được la cà hay đi ăn hàng như các bạn khác. Chỉ những ngày được nghỉ giờ học cuối, các bạn thì ra về sớm còn mình phải chờ xe Hiệu Đoàn nên thừa dịp “sang chùa Xá
Lợi rong chơi hoặc ngồi chồm hổm bên lề
đường ăn bò bía”. Cũng có “chị lớn” than là
“Đi xe Hiệu Đoàn không có điều kiện để “anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê” như các nàng đi bộ!” 2http://www.nguyenthaihocfoundation.org/vanhoa nghethuat/van_sgna.htm 3http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=54&t=1 387 4http://lylan.blogspot.com.au/2009_10_01_archive. html
Độc đáo nhất là khi hai xe Hiệu Đoàn Gia Long và Trưng Vương gặp nhau trên đường thì một trận “âm thanh chiến” ầm ĩ sẽ xảy ra: Xe Gia Long lớn tiếng “Cạp, cạp, cạp… Trứng Vịt thúi!”… Xe Trưng Vương phản
pháo “ Éc, éc, éc… Giò Lợn hôi!” Chắc hẳn
bây giờ “chiến sĩ” hai bên vẫn còn nhớ và chắc cũng đang mỉm cười thấy lại một trời kỷ niệm đáng yêu.
Khi một lớp có chương trình du khảo xa như Vũng Tàu thì Giáo Sư Hướng Dẫn sẽ đệ trình lên Ban Giám Đốc để xin xe đưa đi. Khi đó Bà Tổng Giám Thị sẽ ký giấy phép và số xe sẽ được điều phối thích ứng với số lượng học sinh tham dự. Bà Kha Thị Huỡn kể rằng: “Chúa Nhật nào có đoàn đi du khảo thì sáng sớm Cô vào trường trông coi đến khi xe chạy. Chiều tối Cô lại trở vô chờ xe về, đếm đủ học trò rồi mới về nghỉ. Vậy mới an tâm được!”
Ngoài ra xe còn được trưng dụng để đưa các
Du ngoạn Vũng Tàu năm 1974
nữ sinh đi bán báo xuân ở các trường bạn, hoặc đưa ban văn nghệ đi trình diễn ở những nơi ngoài trường Gia Long như Trường Quốc Gia Âm Nhạc, rạp Quốc Thanh, rạp Hưng Đạo hay đến Đài Truyền Hình Việt Nam để thu hình. Các “diễn viên”, “ca sĩ”, “nhạc sĩ” sẽ tập trung ở trường để xe đưa đến nơi trình diễn. Khi về, nếu là buổi tối thì một giáo sư sẽ có trách nhiệm theo xe đưa các học sinh về tận nhà. Cô Như Mai, Giáo Sư âm nhạc đã tâm sự, giọng Cô như ru:
“Có em nhà trong hẻm, xe không vào được phải đậu bên ngoài. Cô dẫn em vào nhà. Đêm
khuya hẻm nhỏ đèn mù mờ, hai thầy trò đi trong tĩnh mịch… Đợi em vào nhà rồi Cô mới trở ra, thui thủi một mình. Cực nhưng lòng vui xiết bao…”
Một nhiệm vụ đặc biệt và ít ai ngờ đến là các nữ sinh trong Ban Điều Hành Học Sinh mỗi niên khóa, nếu vì nhiệm vụ phải rời trường trong giờ học thì xe Hiệu Đoàn Trường cũng sẽ đưa đón các chị đi tận nơi và về lại Gia Long trước giờ tan học. Thanh Bình, tổng thư ký Ban Điều Hành học sinh niên khóa 1974- 1975 nhớ lại: Tất cả các Ban Điều Hành của
các trường khác, kể cả Trưng Vương đều chở nhau bằng xe gắn máy đi tham gia các sinh hoạt hiệu đoàn. Chỉ riêng Ban Điều Hành Gia Long là đi xe hơi: xe Hiệu Đoàn. Bà Tổng Giám Thị đã căn dặn rất dứt khoát rằng:
“- Nữ sinh Gia Long không có chuyện đang mặc áo dài đồng phục, mang phù hiệu mà chở nhau đi ngoài đường trong giờ học. Phải để xe trường đưa đi mới được. Các em đi đâu thì mang giấy mời lên, Cô sẽ ký giấy để xe đưa đi.”
Nhớ nhất là lần tham dự lễ ra mắt Ban Đại Diện Sinh Viên Đại Học Y Khoa Minh Đức, sau buổi lễ khách được mời ở lại dùng bữa trưa. Bình đã năn nỉ Bác Sáu Quý, tài xế xe Hiệu Đoàn, để mình và các bạn ở lại tự về sau
còn Bác thì mang xe về trường cho kịp giờ tan
học để đưa các chị lớn về nhà. Nhưng Bác
cương quyết:
“- Không được, Bác về mà không có các cô thì Bà Tổng Giám Thị “xạc” Bác chết. Mà các cô cũng không yên đâu!”.
Vậy là các đại diện Gia Long đành ra về trong luyến tiếc.
Chỉ cần nhìn qua hoạt động của xe Hiệu Đoàn cũng có thể thấy trách nhiệm và tấm lòng của Ban Giám Đốc và quý Thầy Cô đối với nữ sinh Gia Long. Tấm lòng này không chỉ thể hiện suông qua bài học trên lớp hay qua cách rèn luyện nghiêm minh, mà còn ở sự chăm sóc chi ly và hữu hiệu. Phải yêu thương học trò như những đứa con ruột thịt thì Ban Giám Đốc và quý Thầy Cô mới lo lắng giữ gìn từ phẩm hạnh đến sự an toàn cho nữ sinh, cả trong khuôn viên trường lẫn bên ngoài xã hội. Quả thật Gia Long đã là mái nhà ấm cúng của một gia đình chuẩn mực. Nơi đó các bậc trưởng thượng đã nâng niu chăm sóc và rèn luyện cho các cô con gái yêu một cách đáng ngưỡng mộ và đáng tri ơn.
Sydey, tháng Tư năm 2013 Nhiễu Đan GL75