Môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 4_MotSoGiaiPhapMarketing_C3 (Trang 28 - 30)

a. Nhân tố ảnh hưởng

 Nguồn nhân lực

Hiện nay Aroma có gần 60 cán bộ công nhân viên làm việc, đa số đều có trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm về lĩnh vực mình đảm nhiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp, luôn được các đối tác đánh giá cao.

Aroma không có chính sách tuyển dụng lao động phổ thông

Aroma đóng vai trò là chủ đầu tư do đó mọi việc hầu như đều thuê tư vấn, nhà thầu thực hiện, cán bộ công nhiên viên công ty chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Ngoài ra Aroma cũng đang liên tục bổ sung lực lượng nhân sự có trình độ cao tham gia quản lý và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng những thách thức mới của thời đại và phù hợp với quy mô vốn đầu tư.

Tại Aroma cán bộ công nhân viên của công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc hưởng các chế độ an toàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ theo quy định của pháp luật và theo quy chế nội bộ của công ty. Hàng năm công ty đều có

chương trình vui chơi nghỉ mát vào dịp hè để cán bộ công nhân viên có dịp thư giãn giao lưu với nhau, với gia đình đồng nghiệp sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi.

Tuy nhiên công ty chưa có kế hoạch, chính sách xây dựng phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Cụ thể chính sách tuyển dụng của công ty hiện nay thiếu vị trí nào thì tuyển nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đó, hoàn toàn không có chính sách đào tạo nâng cao trình độ để nhân viên có thể đảm nhiệm các công việc cao hơn. Cũng như không có chính sách đào tạo hay gởi đi nước ngoài đào tạo để thay thế các chuyên viên người nước ngoài hiện đang làm việc tại công ty.

 Hệ thống công nghệ thông tin

Aroma đang đầu tư lớn vào hệ thống thông tin quản lý, theo đó công ty sẽ sử dụng những hệ thống có công nghệ hiện đại của những hãng phát triển phần mềm tổng thể về quản lý dịch vụ dạy tiếng anh trên thị trường

 Tài chính

Là một công ty thành lập ít năm nên công ty còn nhiều khó khăn. Tình hình tài chính còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn chủ sở hữu, Đây cũng là một vấn đề khó khăn mà công ty cần vượt qua và có phương án phát triển kinh doanh mạnh mẽ cùng với những dự án lớn hơn nữa trong thời gian tới.

 Các khóa học và đào tạo

Để giữ được lợi thế cạnh tranh, công ty phải luôn đổi mới đưa ra những chiến lược sản phẩm mới hay những khóa học mới để cải thiện giá trị gia tăng của những sản phẩm hiện tại. Một bước rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm mới là nghiên cứu thị trường sản phẩm để có quyết định nên tiếp tục phát triển sản phẩm mới hay không. Tham khảo ý kiến của khách hàng về những yếu điểm hiện có trong thị trường mà học viên đã từng tham gia. Hiện nay, nhu cầu của người đi làm luôn đòi hỏi những khóa học mới và có ích. Vì khách hàng mà công ty muốn hướng tới là người đi làm nên Aroma đã có một thị trường nhất định và đã có vị thế của mình trên phân khúc thị trường “Aroma Tiếng Anh Cho Người Đi Làm”. Với những chiến lược sản phẩm đó thì công ty đã có rất nhiều thành công trên phân khúc thị trường.

b. (IFE) Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của công ty

Ma trận đánh giá môi trường bên trong được tác giả lập từ những phân tích, tổng hợp nêu trên, kết hợp tham khảo ý kiến của các Trưởng phòng ban, bộ phận công ty

Bảng 3.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty (IFE) STT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh Điểm yếu

2. Kênh phân phối mạnh 0.10 4 0.4 S2

3. Thương hiệu mạnh 0.10 4 0.4 S3

4. Marketing mạnh và hiệu quả. 0.02 3 0.06 S6

5. Đa dạng các khóa học đào tạo 0.10 4 0.4 S5

6. Chính sách nhân sự hiệu quả 0.15 3 0.45 S7

7. Khả năng huy động vốn cao 0.15 4 0.45 S4

8. Nguồn vốn hạn chế 0.03 2 0.06 W4

9. Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh 0.05 2 0.1 W2

10. Thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên

ngành cao 0.1 1 0.1 W1

11. Quản lý chưa cao 0.05 2 0.1 W3

Tổng cộng 1.00 2.97

Nhận xét:

Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,97 cho thấy công ty có môi trường nội bộ khá tốt với những điểm mạnh quan trọng như: năng lực của Ban lãnh đạo, kênh phân phối mạnh, quản trị nhân sự tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty còn mắc phải nhiều điểm yếu có ảnh hưởng trực tiếp và nhất định đến khả năng hoạt động của mình, cụ thể về nguồn nhân lực, khả năng quản lý sản xuất, hiệu quả hệ thống thông tin. Các yếu tố này cần phải được xem xét và khắc phục nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho Công ty trước các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 4_MotSoGiaiPhapMarketing_C3 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)