Dự án thí điểm SUDS tại TP Cà Mau

Một phần của tài liệu 4Ig6vQkVh0CrU1Cl200618 SUDS Implementation (Trang 31 - 35)

L ời nói đầu

6. Các dự án thoát nước bền vững quy mô nhỏ điển hình

6.1. Dự án thí điểm SUDS tại TP Cà Mau

6.1.1. Đặc điểm tự nhiên:

Khu vực dự án thuộc TP. Cà Mau, vốn là vùng đồng bằng, có nhiều sông ngòi kênh rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Thành phố Cà Mau nằm ở hợp lưu của 4 dòng chảy quan trọng, gồm: Sông Gành Hào, sông Tắc Thủ, sông Phụng Hiệp, kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau; hệ thống kinh gồm kinh Bé Lai, kinh Mới, kinh Cái Nhúc, kinh Lương Thế Trân, v.v… Hệ thống dòng chảy này về phía Tây thông với Vịnh Thái Lan (qua sông Tắc Thủ - Sông Đốc). Phía Đông và Nam giáp Biển Đông (sông Gành Hào). Phía Đông Bắc thông với sông Hậu qua kênh Phụng Hiệp (hiện nay đã xây dựng cống Cà Mau thuộc chương trình ngọt hóa). Sông rạch và kênh ở tỉnh Cà Mau tạo thành mạng lưới chằng chịt và chiếm gần 3% diện tích tự nhiên. Do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của biển Đông, biển Tây, chế độ mưa nội vùng, nên chế độ thuỷ văn - thủy lực của các dòng chảy trên các sông ngòi rất phức tạp và đa dạng.

Hình 18 Vị trí thực hiện dựán thí điểm SUDS tại TP. Cà Mau

Nguồn: Báo cáo KT-KT dự án thí điểm SUDS tại TP. Cà Mau, GIZ

Khu vực dự án thuộc vùng phía Đông của tỉnh bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông theo cửa Gành Hào, cửa Bồ Đề,… Thủy triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, một ngày triều xuất hiện hai đỉnh, hai chân. Thủy triều biển Đông có mực nước cao nhất trong các tháng 12 - 01 và thấp nhất trong các tháng 6 - 7. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém.

6.1.2. Hiện trạng thoát nước khu vực:

Khu vực hoa viên tại ngã giao Hùng Vương - Phan Ngọc Hiển có nền vỉa hè cao hơn nhiều so với lòng đường, nhưng hệ thống thoát nước nhỏ (D600) nên không thể thoát toàn bộ lượng nước, bị ngập lụt khi mưa lớn. Bên cạnh đó mực nước ngầm cao nên cũng ảnh hưởng đến lượng nước còn giữ lại trong cống nhiều (số liệu khảo sát là trên 60% thể tích cống bị đọng nước).

30

Hình 19 Hiện trạng bề mặt và hệ thống thoát nước tại khu vực

• Địa điểm dự án: Hoa viên tại ngã giao Hùng Vương – Phan Ngọc Hiển, TP. Cà Mau

• Chức năng sử dụng đất: Tiểu đảo nút giao thông, Hè phố

• Đặc điểm hiện trạng: Phần làn đường giao thông bị ngập úng kéo dài khi mưa vừa hoặc mưa lớn

• Nguyên nhân ngập úng: Hệ thống cống bị tắc nghẽn và thoát chậm, xa cửa xả; Khu vực nút giao được thiết kế là điểm tụ thủy, nhưng hệ thống cống thoát nước đường kính nhỏ nên không thoát kịp

• Vai trò của địa điểm: Là hoa viên tạo cảnh quan và là điểm dừng chân của người đi bộ

• Quy mô dự án: 1036m²

• Lưu vực tác động: 20670m²

6.1.3. Các giải pháp áp dụng trong dự án:

a. Vườn thu nước mưa tự thấm:

• Sử dụng kết cấu thấm lọc nhiều lớp, có lớp trồng cây bên trên.

• Thu nước với ống HDPE hai vách đục lỗ có bọc vải địa thấm.

• Đấu nối với bể chứa ngầm với cấu trúc chảy ngược.

• Đảm bảo mực nước tối đa trong hố thu nhờ ống thoát tràn.

• Tận dụng các loại cây lớn có sẵn như hiện trạng, thay mới lớp cỏ trồng cây sau khi hoàn thiện lớp đất mặt của vườn thu nước mưa.

• Trồng bổ sung các cây bụi có hoa ven rìa của vườn thu nước mưa để định hình lối đi và ranh giới phân cách tự nhiên cho công trình.

• Thiết kế băng ghế và các tiện ích ngoài trời có độ bền cao, làm không gian tập trung và nghỉ ngơi cho người đi dạo trên vỉa hè.

b. Bể chứa nước ngầm:

• Sử dụng module chứa nước thiết kế dạng khối rỗng, nhiều mảnh ghép lại với nhau thành khối, sản xuất bằng vật liệu nhựa tái chế có trọng lượng nhẹ, kích thước linh hoạt.

31

• Đảm bảo chống ngập nhờ ống thoát tràn có gắn van một chiều, đấu nối đến hố ga hiện hữu.

• Bổ sung dãy cây xanh chịu nước xung quanh bể chứa ngầm tạo thành ranh giới tự nhiên, tạo lập không gian mang bản sắc khu vực.

• Thay mới lớp cỏ trồng cây sau khi hoàn thiện lớp đất mặt bên trên bể chứa ngầm.

c. Vỉa hè cấu tạo thấm nước:

• Sử dụng kết cấu vỉ thoát nước được làm từ nhựa tái chế có ngàm âm dương liên kết tạo mảng lớn. Vỉ thoát nước được lắp đặt dưới lớp gạch tự chèn để tạo một tầng rỗng thoát nước ngầm, có khả năng thoát nước nhanh chóng.

• Sử dụng gạch tự chèn kích thước nhỏ có khe thấm nước, bên dưới có lớp lọc với vải địa kỹ thuật HDPE thấm nước chèn bằng cốt liệu đá hoặc sỏi đồng kích cỡ.

• Xây lại tường chắn gạch để định hình lối đi vỉa hè hiện hữu.

• Sử dụng gạch tự chèn để lát với cao độ hoàn thiện như hiện trạng.

6.1.4.Nhận xét

Mô hình thoát nước theo hướng bền vững (SUDS) là giải pháp cho nhiều vấn đề của các đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long như ngập lụt, tắc nghẽn hệ thống thoát nước, sụt lún đất nền. Bên cạnh đó, mô hình cũng mang lại các không gian xanh cho đô thị, tạo sự kết nối cộng đồng. Do đó, có thể nói việc phát triển các dự án thoát nước bền vững tại các đô thị vùng ĐBSCL là hết sức cần thiết [19]. Dự án mang tính chất thí điểm nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ khi lựa chọn địa điểm. Từ đó vị trí thực hiện dự án có sự thay đổi dẫn đến sự chậm trễ trong giai đoạn đầu (dự án tại TP. Cà Mau đã thay đổi địa điểm 02 lần). Bên cạnh đó, dự án còn thiếu các cơ sở thẩm định theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành. Vì vậy, Chương trình Chống ngập và thoát nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu (FPP), do Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện (đồng tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ)) mong muốn hỗ trợ các địa phương trong vùng thực hiện dự án thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình thoát nước theo hướng bền vững [8].

32

33

Một phần của tài liệu 4Ig6vQkVh0CrU1Cl200618 SUDS Implementation (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)