Dự án Quảng trường Bridget Joyce, London

Một phần của tài liệu 4Ig6vQkVh0CrU1Cl200618 SUDS Implementation (Trang 35 - 42)

L ời nói đầu

6. Các dự án thoát nước bền vững quy mô nhỏ điển hình

6.2. Dự án Quảng trường Bridget Joyce, London

6.2.1.Vị trí dự án

Quảng trường Bridget Joyce (Đường Australia), White City, London, W12 7PH.

• Tổng diện tích khu vực: 2700 m²

• Chiều dài đường thoát nước chính: 127 m

• Diện tích vỉa hè thấm nước: 1320 m²

• Diện tích lưu vực trồng cây: 335 m²

• Diện tích vườn thu nước mưa: 120 m²

• Số lượng cây xanh: 49 cây

• Chi phí: 900.000 Bảng Anh

Hình 21 Vị trí khu vực dựán Quảng trường Bridget Joyce

Nguồn: SUSDRAIN 6.2.2. Mô tả dự án

Dự án là một phần của đường Australia, nằm giữa một trường học và hai sân chơi ở trung tâm thành phố White. Con đường trước và bãi đậu xe đã gây nguy hiểm cho trẻ em băng qua đường và làm cho việc đưa đón học sinh trở nên khó khăn. Dự án nằm trong lưu vực sông Counters Creek, vốn được ghi nhận là vượt quá công suất dẫn đến ngập lụt các vùng hạ lưu. Ngoài ra, mô hình thủy văn của quận Hammersmith & Fulham cho thấy rằng đoạn đường Australia rất dễ bị nguy cơ ngập lụt bề mặt.

34

Hình 22 Hiện trạng ban đầu của khu vực

Nguồn: SUSDRAIN

Dự án tạo ra một công viên đô thị kết hợp với những giải pháp hạn chế giao thông, tăng bề mặt thấm nước, cơ sở hạ tầng xanh và tiện nghi đường phố, nhờ đó, tạo thành một nguồn lực cộng đồng có giá trị, giúp giảm tác động của ngập lụt. Công viên được thiết kế để phục vụ cho các sự kiện của cộng đồng, như lễ hội, hội chợ và họp chợ và cung cấp một không gian xã hội hấp dẫn và an toàn cho sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, trường học và sân chơi. Dự án cũng tạo liên kết và lối đi bộ an toàn hơn giữa Wormholt Park và Hammersmith Park.

Hình 23 Môi trường có tính kết nối và an toàn cho người đi bộkhi xây dựng dự án

Nguồn: SUSDRAIN 6.2.3. Giải pháp cụ thể

• Vỉa hè thấm (1320m²) được thiết kế để phù hợp với các vị trí hiện tại và hạn chế phải đào lớp nền đường bê tông hiện có. Độ sâu của mặt thấm của vỉa hè (bao gồm 3 lớp đá khối, cát và tấm địa kỹ thuật dày 50mm) phủ trên tấm bê tông hiện tại đến độ sâu 180mm. Thiết kế này có thể đáp ứng tần suất mưa lịch sử 3% và các trận mưa lớn hàng năm. Các nền bê tông hiện hữu cũng hỗ trợ sức chịu tải cho kết cấu.

• Các bề mặt thấm và ống thoát nước mưa từ các trường xung quanh và các sân chơi dẫn trực tiếp nước mưa đến các lưu vực trồng cây và vườn thu nước mưa rải rác, cung cấp thêm 55m³ lưu trữ. Dung tích này không bao gồm lượng nước giữ lại ở vỉa hè có thể thấm và các lưu vực nguồn. Sự phát triển của cây xanh sẽ làm tăng thêm khả năng giữ nước của lưu vực chính.

35

• Lưu lượng kiểm soát được thiết kế để hạn chế dòng chảy xuống dưới 1 l/s (thấp hơn đáng kể so với chuẩn 5 l/s thông thường được áp dụng) và lưu giữ nhiều dòng chảy tại chỗ trong một khoảng thời gian dài. Điều này cải thiện hiệu suất xử lý, tăng cơ hội giữ nước tại chỗ và tăng cường bảo vệ cống rãnh thoát nước hiện hữu. Tthiết kế thông minh của các cửa thoát nước giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn, nhưng vẫn đảm bảo cho các nhân viên kiểm tra và bảo dưỡng tiếp cận dễ dàng và an toàn..

Hình 24 Ống thoát nước được cách điệu

Nguồn: SUSDRAIN

Hình 25 Vỉa hè thấm nước dẫn nước thoát trực tiếp vào lưu vực trồng cây

Nguồn: SUSDRAIN

Hình 26 Cửa thoát nước

36

• Dự án cũng sử dụng tác phẩm điêu khắc thay thế các ống thoát nước truyền thống để làm cho dòng nước có thể nhìn thấy được và để theo dõi lượng mưa. Tác phẩm điêu khắc cũng nhằm kiểm soát an ninh đối với những người cố gắng đột nhập vào phía trước của trường.

• Bảng thông tin về dự án cũng được lắp đặt để giải thích thiết kế và tuyên truyền về SUDS với cộng đồng xung quanh, đồng thời lắp đặt thiết bị quan sát để đánh giá sự quan tâm của người đi bộ đối với dự án.

6.2.4.Mục tiêu cụ thể

• Cải tạo khu vực thành không gian chung cho người đi bộ và người đi xe đạp, tạo ra một "ốc đảo xanh đô thị";

• Cung cấp không gian đa chức năng để sử dụng cho nhiều sự kiện;

• Tạo nên một địa điểm mang tính giáo dục dành cho trẻ em về môi trường tự nhiên và hệ sinh thái;

• Tạo ra một không gian phục vụ chức năng thoát nước quan trọng; tăng cường khả năng phục hồi sau lũ lụt; giảm thiểu ngập úng và tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước hiện hữu; và góp phần tăng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu địa phương.

Hình 27 Ý tưởng vềlưu vực thu nước chính [3]

37

Hình 28 Ý tưởng vềvườn thu nước mưa [3]

Nguồn: SUSDRAIN 6.2.5.Lợi ích mang lại

• Sự thích ứng của giải pháp thoát nước đã làm cho khu vực cộng đồng an toàn hơn;

• Giảm rủi ro ngập lụt cục bộ và các vùng xung quanh;

• Lưu lượng hàng năm qua giếng tách dòng (CSO) đã được giảm 50%;

• Các dòng chảy được phục hồi gần như tương tự dòng chảy tự nhiên, với tần suất mưa là 10% (khi các sự cố tràn dòng và ngập lụt đô thị phổ biến hơn);

• Thiết kế kiểm soát lưu lượng và tối ưu lưu trữ giúp bảo đảm phần lớn lượng nước thoát được giữ lại tại chỗ cho đến khi rủi ro hạ lưu đã trôi qua (sự cố tràn CSO và ngập lụt từ hệ thống cống thoát nước);

• Sự suy giảm của nước mặt và thảm thực vật liên quan đã góp phần cải thiện ô nhiễm không khí (chủ yếu là NOx và PM) và ô nhiễm nước (hydrocarbon và tổng số chất rắn lơ lửng). Phần lớn các khu vực có mật độ giao thông cao đều được lát vỉa hè thấm nước. Việc này giúp loại trừ kim loại nặng và hydrocarbon trước khi thải các lưu vực thực vật.

38

• Các cân nhắc về sinh thái (thuỷ văn và thực vật) đã tạo điều kiện cho đa dạng sinh học gia tăng khi dự án hoàn thành;

• Thu thập các thông tin hỗ trợ giáo dục tuyên truyền về SUDS thông qua các kết quả giám sát, quan trắc hệ thống;

• Tăng cường năng lực vận hành hệ thống SUDS của cộng đồng (Nhà trường chịu trách nhiệm bảo trì các khu vườn mưa và bãi đỗ xe, cơ quan Quản lý đường cao tốc Hammersmith và Fulham đảm nhận các công việc khác bao gồm kiểm tra lưu vực và tất cả các cửa thu nước mưa trong khu vực dự án.

6.2.6.Bài hc kinh nghim

• Việc giám sát xây dựng SUDS bởi các nhà thiết kế có kinh nghiệm là rất cần thiết;

• Sự tham gia của các nhà thầu xây dựng trong quá trình thiết kế sớm đảm bảo lựa chọn vật liệu tốt nhất và phương pháp xây dựng;

• Cam kết của cộng đồng là điều thiết yếu để đạt được thành công và hiểu được lợi ích của chương trình;

• Cải tạo đô thị có thể mang lại nhiều lợi ích bao gồm chức năng thoát nước;

• Thiết kế cảnh quan tạo nên một tuyên bố bằng hình ảnh sinh động có thể nâng cao tầm của dự án và tạo cảm giác tự hào trong cộng đồng địa phương - tầm quan trọng của người dùng cuối không nên đánh giá thấp [3].

39

40

Một phần của tài liệu 4Ig6vQkVh0CrU1Cl200618 SUDS Implementation (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)