Quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đồng thời với mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY (Trang 26 - 31)

nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế là một tư tưởng lớn và nhất quán của Hồ Chí Minh. Người cho rằng: “sự tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”.

Sau Cách mạng tháng Tám, quan điểm hợp tác kinh tế quốc tế lại được Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn” và “sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thực thà”.

Ngay từ tháng 12/1946, trong lời kêu gọi gửi Liên hợp quốc, Người đã tuyên bố chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên tất cả các lĩnh vực nói chung và kinh tế nói riêng. Theo đó, với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: “nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”.

1.6. Nguyên tắc quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế, nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình trước hết trên lĩnh vực kinh tế. Ở đó, người lao động

được tham gia quản lý mà trước hết ở khâu đầu của quá trình sản xuất là xây dựng kế hoạch. Hồ Chí Minh chỉ ra những căn cứ để xác định kế hoạch đầu tư, phát triển kinh tế đất nước cũng như của mỗi đơn vị sản xuất; đó chính là: Vốn, trình độ cơng nghệ, mục tiêu, thị trường, nguồn dự trữ thực tế…của đất nước, của đơn vị sản xuất.

Hồ Chí Minh cịn cho rằng: Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên; nghĩa là chính phủ trung ương có kế hoạch cho tồn quốc, và địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt kế hoạch thích hợp với địa phương mình. Từ đó, mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình ăn khớp với kế hoạch chung. Trong kế hoạch cụ thể của đơn vị sản xuất, Người nhắc: phải bàn bạc dân chủ và phải tính tốn cho cơng bằng, hợp lý. Ngun tắc phân phối cơng bằng bình đẳng, kết hợp hài hịa các lợi ích. Hồ Chí Minh đưa ra hai tiền đề sau làm cơ sở cho sự xuất phát nguyên tắc phân phối bình đẳng, kết hợp hài hịa các lợi ích:

Thứ nhất, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý

kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”

Thứ hai, khẳng định “một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động

và có quyền lao động”

Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa xã hội là công bằng, hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng – những người già yếu tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ, chăm nom. Như vậy, phân phối theo lao động trước hết căn cứ vào sự đóng góp sức lao động của người sản xuất để làm thước đo phân phối kết quả kinh doanh, hình thành thu nhập cá nhân cho người lao động. Phân phối theo lao động là căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện và môi trường lao động,căn cứ vào số lượng, chất lượng và kết quả đóng góp của mỗi người vào thành quả chung của tập thể.

Tác dụng của phân phối theo lao động được thể hiện rõ rệt trong chế độ làm khoán của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở những nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh coi chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã

hội. Chế độ làm khốn khuyến khích người cơng nhân ln ln tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ, vì “làm khốn là ích chung và lợi riêng”.

Các nguyên tắc khác cùng tham gia vào quá trình quản lý kinh tế như: Nguyên tắc sử dụng toàn diện các phương pháp và hình thức, ngun tắc kết hợp giữa tồn diện với chú ý những khâu then chốt và nguyên tắc hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối. Tuy vậy, Đảng vẫn lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”. Đó chính là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước trong điều kiện lịch sử mới.

1.7. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế

Hồ Chí Minh cho rằng, để có một nền kinh tế phát triển thì cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đủ đức, đủ tài. Cán bộ quản lý phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính; phải thật sự chống bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí…; phải khéo đồn kết và lãnh đạo cơng nhân; mọi việc đều phải dựa vào lòng nồng nàn yêu nước và năng lực sáng tạo dồi dào của công nhân; dùng phương pháp dân chủ mà đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm…Theo Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý kinh tế phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất, đối với tự mình, người cán bộ quản lý kinh tế phải có đạo đức;

phải có những phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư. Đồng thời, phải chống những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân sinh ra trong quá trình làm việc như: quan liêu, tham ơ, lãng phí…

Thứ hai, đối với cơng việc, cán bộ quản lý kinh tế phải có phương pháp,

phải có tinh thần đoàn kết, phải dựa vào dân và phải dân chủ trong lãnh đạo hoạt động kinh tế. Trong hoạt động quản lý kinh tế, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặc biệt đề cao vấn đề dân chủ, phải thực hành dân biết, dân bàn, dân kiểm tra trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả lao động, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, nâng cao năng lực của cả người quản lý và người lao động trong sản xuất và quản lý kinh tế.

Cùng với phát huy dân chủ trong quản lý kinh tế, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải chống và loại trừ nạn tham ơ, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, tham ơ là trộm cướp, và “lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ơ”. Từ đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra căn nguyên của nạn lãng phí và tham ơ, đó “là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây ra”. Những biểu hiện: xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân của bệnh quan liêu không chỉ xa lạ với chuẩn mực đạo đức người cán bộ, mà còn trái ngược với trách nhiệm người được nhân dân ủy quyền thực thi quyền lực của nhân dân.

Hồ Chí Minh cho rằng kiên quyết chống quan liêu không những loại bỏ căn nguyên của lực lượng cản trở và phá hoại đối với quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà cịn có tác dụng rất lớn, “giúp cơ quan nhà nước cải tiến cơng tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nước”. Khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Người đã trực tiếp phát động phong trào chống quan liêu, tham ô, lãng phí và cho rằng thực hiện tốt nhiệm vụ này cịn có hai ý nghĩa quan trọng:

Một là, nó làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần

làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân.

Hai là, “nó giúp cho cán bộ và đảng viên ta giữ gìn phẩm chất cách mạng,

cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư…do đó mà nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết thêm, lực lượng ta đã hùng mạnh, càng hùng mạnh thêm”. Với những ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh khẳng định: Chống tham ơ, quan liêu, lãng phí là dân chủ; và muốn chống tham ơ, lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ.

Trong hoạt động quản lý kinh tế vai trò của đội ngũ cán bộ tạo sự chuyển biến lớn cho phát triển đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công việc” và “công việc thành công hoặc thất bại đều là do cán bộ

tốt hay kém”. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tốt là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tiểu kết:

Trong chương 1, tôi đã đưa ra cở lý luận và những nội dung cơ bản về tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra những giá trị mà tư tưởng đó mang lại cho Việt Nam trong thời đại ngày nay mà tơi sẽ phân tích ở nội dung tiếp theo. Cùng với đó đây cũng là cơ sở để tơi tiến hành triển khai và làm rõ việc áp dụng tư tưởng quản lý kinh tế của Hồ Chí Minh vào thực tiễn của Việt Nam trong chương 2.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY (Trang 26 - 31)

w