CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY (Trang 38 - 42)

TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

Nhằm quán triệt và vận dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh một cách hiệu quả, tơi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23-CT/ TW ngày 9/2/2018 của

Ban Bí thư khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học

tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về

xây dựng và chỉnh đốn Đảng, một cách thiết thực, hiệu quả. Trong đó, cấp ủy các cấp, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị phải chú trọng nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để kịp thời nhận diện và kiên quyết phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, ngăn chặn những diễn biến xấu về tư tưởng, chính trị, phịng và chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, trong khối đại đồn kết toàn dân tộc.

Thứ hai, chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên

cứu, giảng dạy về Hồ Chí Minh học từ đại học đến sau đại học, để đội ngũ cán bộ đó có trình độ chun mơn chun sâu, có năng lực nghiên cứu và vận dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh vào thực tiễn tốt, góp phần bổ sung và phát triển tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh. Xây dựng các lực lượng chuyên trách, thường trực, tác chiến nhanh, chính xác, làm xoay chuyển tương quan so sánh lực lượng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/ TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về

“Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” gắn với việc tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, nâng cao tính hấp dẫn trong dạy và học mơn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần làm cho tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng vững chắc trong Đảng và trong xã hội.

Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, truyền

thơng, kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền miệng, các kênh thông khác, xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sát hợp thực tế để chủ động đấu tranh, phòng, chống và bảo vệ tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh trên báo chí, xuất

bản, internet và mạng xã hội. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh nói riêng kết hợp với đổi mới cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá, tự phê bình và phê bình để khơng chỉ bảo vệ mà cịn góp phần củng cố niềm tin vào tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh.

Thứ tư, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh, tăng cường việc áp dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh vào thực tiễn; trong đó, cụ thể trong từng chuyên đề hằng năm trong sinh hoạt của chi bộ, đoàn thể, trong các cuộc họp của cơ quan, đơn vị, trong các phong trào thi đua gắn với việc chủ động phịng, chống, ngăn chặn sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; coi đó là nhu cầu tự thân, nề nếp của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân, là một giải pháp căn cốt để bảo vệ tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao tính tự giác trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục nỗ lực học tập và nghiên cứu tồn diện, sâu sắc, có hệ thống di sản tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh để vận dụng trong thực tiễn và chủ động tuyên truyền, bảo vệ tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng của Người lan tỏa, thấm sâu trong Đảng và trong xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quán

triệt trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế.

Thứ sáu, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ

sở nguyên tắc lịch sử cụ thể. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng đó phù hợp, gắn bó sống động trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ngồi ra, cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam có diễn

biến phức tạp, xuất hiện các vấn đề, sự kiện mới mà bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chưa có. Sự trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi trên cơ sở đổi mới có nguyên tắc, vận dụng sáng tạo, không rập khuôn, để phát triển tư tưởng của Người cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Thứ bảy, tăng cường tuyên truyền, vận động nghiên cứu và vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục những biểu hiện của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, nhất là bệnh coi nhẹ lý luận, ngại học lý luận chính trị và các chủ trương, đường lối của Đảng. Các hoạt động tuyên truyền, nghiên cứu và vận dụng cần được thực hiện nghiêm túc, định kỳ kiểm tra, giám sát, khen thưởng.

Tiểu kết:

Trên đây là những đề xuất mà theo tôi sẽ giúp cho việc áp dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh vào thực tiễn được hiệu quả hơn. Có thể nói có rất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí

Minh trong đó những giải pháp mà tơi đưa ra là những giải pháp có tính chất quan trọng và cần thiết địi hỏi có sự quan tâm, và phối hợp của Đảng, Nhà nước và tất cả người dân. Trong đó theo tơi giải pháp liên quan đến con người là quan trọng nhất, phải nâng cao được nhận thức của lãnh đạo và người dân về tầm quan trọng và những giá trị mà tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh mang lại. nâng cao hiệu quả áp dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY (Trang 38 - 42)

w