- Định vị container trong khu vực cần cẩu (Cảng container): Khi bốc xếp
Phân loại van điện từ
Phân loại theo dạng đóng mở
Van điện từ thường đóng
Là dòng van phổ biến nhất hiện nay, thiết kế van cho phép khi chưa cấp điện, van chặn hoàn toàn dòng lưu chất đi qua. Khi cần mở van, chúng ta cấp nguồn điện, cuộn coil sẽ hút pit tông lên để dòng lưu chất đi qua. Do van luôn ở trạng thái đóng khi chưa sử dụng nên gọi là van điện từ thường đóng.
Van điện từ thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường, và đại đa số người ta thường sử dụng van này. Van có kí hiệu đi kèm là NC hay normal close tức thường đóng.
Van điện từ thường mở
Là dòng van luôn mở khi không hoạt động. Khi ta cấp điện cho van hoạt động, cuộn coil sẽ làm pit tông dịch chuyển về vị trí chặn lưu chất. Van có kí hiệu đi kèm là NO hay normal open tức thường mở.
Van điện từ thường mở rất hiếm trên thị trường do nhu cầu sử dụng rất ít, nếu có trường hợp bất đắc dĩ do thiết kế mới cần phải sử dụng tới van thường mở này. Hiện nay hãng duy nhất có mặt tại Việt Nam có dòng van thường mở này là hãng: ODE – ITALY ( Sản phẩm này chúng tôi đang là nhà cung cấp)
Phân loại theo thiết kế:trực tiếp,gián tiếp,bán trực tiếp
Phao điện
Khái niệm : Phao điện hay còn gọi với nhiều tên khác là van phao điện, phao
bồn nước, phao điện máy bơm, phao bơm nước tự động, phao điện chống tràn, phao điện chống cạn, phao bể nước, công tắc điện phao nước, công tắc mực nước, phao chống cạn..., là một thiết bị sử dụng phổ biến để thực hiện việc điều khiển máy bơm nước tự động theo nhu cầu của người sử dụng.
Phao điện có nhiều loại và được sử dụng với các mục đích khác nhau như điều khiển mực nước trong bể chứa, chống cạn cho bể chứa ngầm, chống tràn cho bể chứa trên cao,... Các loại phao điện sẵn có trên thị trường và đang được sử dụng phổ biến là phao chống cạn và công tắc điện phao nước.
Cấu tạo phao điện:
Phao điện về cơ bản là một công tắc với các tiếp điểm dẫn điện được tác động bởi các cơ cấu cơ khí có liên quan đến sự thay đổi của mức nước cần giám sát. Sự thay đổi của mức nước sẽ tác động đến các cơ cấu cơ khí và làm thay đổi trạng thái tiếp điểm của phao điện từ đóng sang mở hoặc ngược lại.
Nguyên lý hoạt động của phao điện tự động
Phao điện tự động hoạt đông dựa trên vị trí tương đối của quả phao so với quả cân, quả bi có tiếp xúc với tiếp điểm hay không, từ đó sẽ đóng hay ngắt máy bơm.
Ứng dụng của phao điện tự động máy bơm nước Sử dụng cho bể ngầm (chống cháy máy bơm)
Sử dụng cho bề nổi (chống tràn nước) Báo cạn, báo đầy bể ngầm, bể trên nóc.
Thêm tính năng tự động cho máy bơm thả chìm, bơm nước thải hoạt động khi có nước làm dâng phao, và chức năng tự ngắt khi hết nước.
Cực hữu ích cho bể ngang mà chiều cao thấp Dùng cho các loại bơm đặt cạn hoặc thả chìm
Khóa Điện
Khóa chốt thả hay còn có tên gọi khác là khóa chốt rơi, khóa điện tử…có tên tiếng Anh là Electric bolt lock. Đây là loại khóa điện tử đóng mở cửa bằng cách sử dụng “miếng chốt”, thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ.
Khóa có thể sử dụng một cách độc lập hoặc sử dụng kết hợp với các thiết bị nhận dạng vân tay, đầu đọc thẻ, thiết bị nhận dạng khuôn mặt…tạo thành hệ thống kiểm soát cửa ra vào.
Khóa chốt sử dụng được cho hầu hết các loại cửa trên thị trường hiện nay như cửa nhôm, cửa gỗ, cửa kính, cửa sắt, cửa chống cháy…
Phân Loại Khóa Chốt Thả
Có 2 loại chốt đó là khóa fail secure và khóa fail safe
Khóa chốt đóng khi mất điện fail secure: Khi xảy ra mất điện, khóa sẽ tự động đóng chốt xuống để đóng cửa với mục đích ngăn chặn trường hợp lợi dụng mất điện để mở khóa
Khóa chốt thả khi mất điện fail safe: Khi xảy ra mất điện, khóa sẽ tự động mở chốt lên để mở cửa cho người sử dụng vào/ra.
Cấu Tạo Khóa Chốt Rơi
Khóa chốt rơi bao gồm 3 bộ phận cơ bản là:
– Giá đỡ khóa: phần bọc bên ngoài để bảo vệ mạch điện bên trong. – Chốt khóa: Bật lên/đóng xuống để mở/đóng cửa.
– Bộ chỉnh thời gian: Có thể cài đặt thời gian trễ đóng/mở của khóa trong khoảng : 0s, 3s, 6s hoặc 9s
Cấu Tạo Của Hệ Thống
– Đầu đọc kiểm soát cửa bằng mã số/vân tay thẻ từ/nhận diện khuôn mặt. – Đầu đọc phụ hoặc nút nhấn Exit
– Khóa thả chốt. – Nguồn điện. – Phần mềm quản lý
Nguyên Tắc Hoạt Động Của Khóa Chốt Kiểm Soát Cửa
Khóa được kết nối với đầu đọc kiểm soát cửa nhận dạng thẻ/ vân tay/khuôn mặt bằng NO/NC. Ở trạng thái bình thường khóa luôn đóng, khi có tín hiệu hợp lệ quét từ máy kiểm soát cửa thì chốt khóa sẽ tự động bật lên để mở cửa cho người dùng đi vào. Ưu Điểm Của Hệ Thống Kiểm Soát Cửa Ra Vào Sử Dụng Khóa Điện Tử
– Sử dụng dễ dàng, mang đến một hệ thống có tính bảo mật cao, an toàn cho người sử dụng.
– Dễ lắp đặt: Khóa có thể tương thích với mọi đầu đọc kiểm soát cửa. Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện trong việc lắp đặt, gỡ bỏ, bảo trì cũng như nâng cấp
– Nó có thể hoạt động độc lập kiểm soát từng cửa hoặc kết hợp kiểm soát nhiều cửa trên cùng hệ thống.
– Phù hợp kiểm soát cửa cho nhiều mô hình văn phòng, doanh nghiệp, trung tâm thương mại…
– Chi phí thấp.
ADC
Mạch chuyển đổi tương tự ra số hay ADC (viết tắt tiếng Anh: Analog-to- Digital Converter) là hệ thống mạch thực hiện chuyển đổi một tín hiệu
analog (tín hiệu tương tự) liên tục, ví dụ như tín hiệu âm thanh thanh micro, hay tín hiệu ánh sáng trong máy ảnh kỹ thuật số, thành tín hiệu số.[1][2] Một hệ thống ADC có thể bao gồm một bộ phận phần cứng (như một bộ tính toán độc lập) làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu analog (dưới dạng điện áp hay dòng điện) thành các giá trị số (digital) đại diện cho cường độ điện áp hay tín hiệu đó. Thông thường, tín hiệu số ngõ ra (digital output) mang dạng nhị phân bù 2 (two's complement binary number) tỉ lệ với giá trị ngõ vào, nhưng cũng có một số khả năng khác.
Có một số kiến trúc ADC đang được sử dụng. Do sự phức tạp của kiến trúc và yêu cầu về độ chính xác, phần lớn các hệ thống ADC đều được sản xuất bên trong mạch tích hợp (IC). Tại ngõ vào chính của ADC trong chip có thể có phần tử Multiplexer, cho ra ADC đa ngõ vào hay ADC đa kênh. Trước đây giá thành ADC cao, nên đã bố trí 8 đến 64 ngõ vào. Hiện nay xuất hiện các chip chỉ bố trí 1, 2 hoặc 4 ngõ vào.
Hoạt động
Để thực hiện việc chuyển đổi một tín hiệu analog thực tế (như nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh,...) thành tín hiệu số, thì tín hiệu analog thực tế này phải được chuyển đổi thành dạng điện áp. Bộ ADC sau đó sẽ đọc các giá trị điện áp này và chuyển đổi thành tín hiệu số tương ứng.[2]
Do quá trình chuyển đổi này liên quan đến việc lượng tử hóa tín hiệu ngõ vào, do đó nhất thiết mắc một lượng lỗi hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiễu tín hiệu. Thay vì liên tục thực hiện việc chuyển đổi, bộ ADC thực hiện việc chuyển đổi theo chu kì, lấy mẫu (sampling) tín hiệu ngõ vào, giới hạn băng thông cho phép của tín hiệu.[3]
Hoạt động của một bộ ADC được đặc trưng bởi băng thông và tỉ số tín hiệu trên
nhiễu (SNR signal-to-noise ratio). Băng thông của ADC được đặc trưng bởi tốc
độ lấy mẫu (sampling rate). Tỉ số SNR của bộ ADC bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố bao gồm: độ phân giải (resolution), độ tuyến tín (linearity) và độ chính xác (accuracy) (đánh giá tính hiệu quả của quá trình lượng tử hoá tín hiệu từ tính hiệu analog thực tế), aliasing và jitter. Tỉ số SNR của bộ ADC thể hiện số bit trung bình trả về trong mỗi tính toán mà không bị nhiễu, được gọi là số bit hiệu quả (ENOB effective number of bits). Một bộ ADC lý tưởng có số ENOB bằng với độ phân giải của nó.[4]
Flash ADC
Flash ADC là dạng đơn giản nhất, thực hiện bằng dãy điện trở phân áp và
các comparator điện áp. Nó là minh hoạ nhập đề cho hoạt động của ADC. Trong hình vẽ là ADC 16 mức "không âm", thực hiện bẳng 15 comparator. Kết quả so được mạch lập mã Encoder tiếp nhận và chuyển sang mã nhị phân, trong trường hợp này là 4 bit.
Nhịp lấy mẫu do phần nhận mã tự quyết định, và có thể đạt rất cao.
Thay cho Bậc số hóa phải dùng mức số hoá (nếu số mức không trùng vào số 2M).
ADC xấp xỉ nối tiếp
ADC xấp xỉ nối tiếp (successive-approximation)
Ramp-compare ADC
Ramp-compare ADC
ADC tích phân sườn đôi hoặc đa sườn
Tích phân sườn đôi hoặc đa sườn (dual-slope, multi-slope) ADC
ADC mã hoá delta
ADC Mã hoá delta (delta-encoded ADC or counter-ramp)
ADC sigma-delta
DAC
DAC hay Mạch chuyển đổi số ra tương tự, hay Digital-to-analog converter, là linh kiện bán dẫn thực hiện chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số (thường là nhị phân) thành tín hiệu tương tự thường là điện áp.[1][2]
Nó hoàn nguyên tín hiệu tương tự từng được số hóa bởi ADC
Nguyên lý hoạt động
Biến đổi DAC 8 bit
Thông thường thì chuyển đổi DAC thực hiện bằng mảng điện trở, với số ngõ vào tương ứng với số bit của số liệu, và một ngõ ra. Giá trị điện trở được chọn tương ứng với bậc của bit số, để tạo ra trọng số biến đổi, sao cho khi điện áp vào ở mức logic quy định thì phần của bit đó góp vào điện áp tổng đúng như bậc của bit đó. Kết quả là ở ngõ ra có mức điện áp tương ứng với giá trị số của ngõ vào. Do có sơ đồ đơn giản, chuyển đổi DAC bằng mảng điện trở có thể làm việc ở tần số tương đối cao.
Dẫu vậy trong thực tế thì chế tạo được mảng điện trở chính xác và ổn định cao là khó khăn về công nghệ. Nó dẫn đến giá thành mảng cao. Vì thế chip DAC thường bố trí ghép kênh, mảng điện trở thực thi biến đổi cho nhiều đường tín hiệu. Ví dụ chip Cirrus Logic CS4382 là DAC 8 kênh, và trong ứng dụng soundcard thì sử dụng 2 đường.
Hiện nay thì ứng dụng chủ yếu của DAC là hoàn nguyên tín hiệu trong các thiết bị âm thanh, từ các dàn của công nghiệp giải trí đến máy tính, điện thoại di động, PDA,... Ngoài ra nó được dùng trong các thiết bị y tế, thí nghiệm,... có bộ điều khiển dạng số (máy tính hoặc vi xử lý) để phát điện áp theo mức xác định vào đối tượng thí nghiệm.
DAC còn là thành phần của ADC dấu phảy động, có thể ráp rời hoặc chế sẵn thành chip. Tín hiệu được đưa qua tiền khuếch đại có một modul DAC điều chỉnh hệ số khuếch dạng nhị phân, sao cho tín hiệu ra nằm trong dải động của ADC chính. Những DAC này có bậc bit thấp, cỡ 2 đến 4.